Việt Nam nằm trong top quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao nhất. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa ý thức sâu sắc được viêm gan B nguy hiểm không? Từ đó nảy sinh tâm lý thờ ơ xem nhẹ bệnh để rồi dẫn đến hậu quả khôn lường. Cùng đi tìm lời giải đáp về mức độ nguy hiểm cũng như phương pháp điều trị bệnh lý này qua bài viết ngay sau đây
Bạn đang đọc: Viêm gan B có nguy hiểm không và điều trị thế nào?
1. Viêm gan B là gì?
Trước tiên để trả lời được câu hỏi Viêm gan B có nguy hiểm không, bạn cần trang bị những kiến thức chung nhất về bệnh. Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do thủ phạm virus HBV gây nên. Tại Việt Nam, ước tính có đến 20% dân số mắc bệnh viêm gan B. Bệnh tồn tại ở thể cấp tính và thể mãn tính (mắc bệnh trên 6 tháng). Bệnh gây suy giảm chức năng gan nghiêm trọng và xáo trộn cuộc sống người bệnh.
Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm do virus HBV gây ra.
2. Viêm gan B có nguy hiểm không
Viêm gan B được đánh giá là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm bởi 3 lý do dưới đây:
– Viêm gan B là bệnh lý phổ biến với triệu chứng bệnh không rõ rệt, dễ bị bỏ qua: Có đến trên 12 triệu dân số nước ta mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B. Nhưng đến 1/4 số ca bệnh không có biểu hiện lâm sàng rõ nét. Số khác có xuất hiện triệu chứng nhưng mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thông thường như: đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, vàng da,…Điều này rất nguy hiểm vì bệnh có thể tiến triển âm thầm đến giai đoạn nặng. Lúc phát hiện muộn, việc điều trị rất phức tạp và thường đi vào ngõ cụt.
– Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B rất cao: Đây là 1 yếu tố chứng minh rõ mức độ nguy hiểm khi chỉ cần sơ sẩy là bạn có thể bị truyền nhiễm mầm bệnh. Viêm gan B lây theo 3 con đường: đường máu (dùng chung dao cạo, ống tiêm, truyền máu,..), sinh hoạt tình dục không an toàn và truyền từ mẹ sang con trong khi mang bầu, sinh nở.
– Bệnh biến chứng rất nguy hiểm: Viêm gan B có thể chuyển biến thành xơ gan ung thư gan đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân.
Tùy theo thể cấp tính hay mạn tính mà mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ khác nhau.
2.1 Thể cấp tính viêm gan B có nguy hiểm không
Nghiên cứu chỉ ra có đến 90% ca bệnh viêm gan B cấp tính có thể tự hồi phục. Rõ ràng so với thể mạn tính thì viêm gan B cấp tính ít nghiêm trọng. Nhưng bệnh vẫn rất nguy hiểm nên bạn không thể xem nhẹ. 10% trường hợp bệnh có thể chuyển sang viêm gan B mạn tính. Lúc này việc điều trị sẽ rất khó khăn và bệnh có thể biến chứng xơ gan ung thư gan nguy cơ gây tử vong.
Tìm hiểu thêm: Viêm gan B cấp và những điều cần lưu ý
Viêm gan B cấp tính có thể chuyển sang mạn tính rồi biến chứng xơ gan, ung thư gan rất nguy hiểm.
Ngoài ra viêm gan B cấp tính cũng gây rất nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Bạn có thể mất hứng thú với ăn uống, thường xuyên gặp phải các cơn đau hạ sườn phải. Bạn có thể bị rối loạn đại tiện, sút cân không kiểm soát và mất năng lượng làm việc học tập. Do đó bạn cần thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện mầm mống gây bệnh, ngăn chặn những hệ lụy kể trên.
2.2 Thể mạn tính viêm gan B có nguy hiểm không
Bệnh viêm gan B kéo dài hơn 6 tháng sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng bệnh cũng dồn dập và gây ảnh hưởng trầm trọng hơn đến cuộc sống. 1 số người bệnh gặp tình trạng phù nề, vàng da, vàng mắt. Người bệnh cũng có thể bị mỏi cơ, suy nhược cơ thể, ngứa nổi mề đay khắp người.
Đồng thời, người bệnh ở trong tình thế rất nguy hiểm khi bệnh có thể tiến triển thành những tổn thương gan nghiêm trọng, khó cứu vãn như xơ gan và ung thư gan:
– Với xơ gan: người bệnh sẽ cần thực hiện ghép gan để kéo dài sự sống. Chi phí cho 1 ca ghép gan rất tốn kém và rủi ro khi ghép gan rất cao.
– Với viêm gan B mạn biến chứng ung thư: Khối u ở gan có thể phóng thích các chất làm tăng hồng cầu, giảm đường máu, tăng đột biến canxi máu. Từ đó kéo theo nhiều bệnh lý ở đa cơ quan trên cơ thể. Người bệnh thường phát hiện ung thư gan ở giai đoạn đã muộn, tiên lượng sống thấp.
>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ gây đau bụng và nhiều triệu chứng bất thường khác
Viêm gan B mãn tính điều trị bằng phác đồ thuốc kết hợp chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh.
3. Điều trị viêm gan B như thế nào?
Ngay khi xác định phơi nhiễm virus viêm gan B, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tiêm huyết thanh miễn dịch. Nếu huyết thanh được tiêm trong vòng 12 tiếng sau khi phơi nhiễm sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của virus HBV.
Với trường hợp viêm gan B cấp tính, người bệnh sẽ được chăm sóc tại nhà. Bạn nên có chế độ ăn đa dạng chất dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tăng cường ăn các thực phẩm giúp thanh lọc giải độc gan và kết hợp với thể dục nhẹ nhàng.
Đối với viêm gan B mạn tính, bạn cần tuân thủ phác đồ thuốc của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc kháng sinh, thuốc ức chế virus viêm gan B. Người bệnh được xem là khỏi bệnh khi tạo thành công kháng thể và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus HBV. Nếu gan của bạn bị tổn thương quá nhiều, bác sĩ có thể đề nghị làm phẫu thuật ghép gan.
Trên đây là bài phân tích viêm gan B có nguy hiểm không và cách điều trị bệnh như thế nào. Hy vọng bài viết hữu ích và là hồi chuông cảnh tỉnh bạn không được mất cảnh giác với các bệnh lý gan mật!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.