Viêm gan B và C đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả cho sức khỏe như xơ gan, suy gan, ung thư gan….Tuy nhiên, nhiều người khá băn khoăn liệu giữa viêm gan B và C cái nào nguy hiểm hơn?
Bạn đang đọc: Viêm gan B và C cái nào nguy hiểm hơn
Viêm gan B và viêm gan C đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
1. Viêm gan B là bệnh gì? Con đường lây lan chủ yếu?
1.1. Tìm hiểu bệnh viêm gan B để biết viêm gan B và C cái nào nguy hiểm hơn
Viêm gan là tình trạng gan bị tổn thương, hư hại, bị tấn công do yếu tố nào đó. Có thể xuất phát từ việc lạm dụng rượu bia, dùng thuốc, độc tố, do nhiễm các loại virus khác nhau. Viêm gan do virus thường không có triệu chứng giai đoạn đầu. Bệnh tiến triển âm thầm, có thể chuyển sang mạn tính, gây xơ gan, suy gan, rối loạn chức năng gan, ung thư gan…Có rất nhiều loại virus khác nhau có thể gây viêm gan: virus viêm gan A, B, C, D, E…
Viêm gan B là bệnh lây truyền gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Theo thống kê của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm toàn cầu có khoảng 400 triệu người nhiễm virus viêm gan B. Việt Nam hiện nay khoảng 20% dân số mắc bệnh này.
Bệnh viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, độ tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Nếu trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị lây virus từ mẹ rất khó trị khỏi hoàn toàn.
1.2. Con đường lây lan chính viêm gan B
Hiện nay các bác sĩ đã xác định có 3 con đường chính lây truyền virus viêm gan B:
– Đường máu và các chế phẩm từ máu: Đây là con đường lây nhiễm chính. Người bệnh có thể bị nhiễm virus qua việc dùng chung kim tiêm, xăm hình, xăm môi, lông mày, nhổ răng, truyền máu, cạo râu…
– Quan hệ tình dục không an toàn: Virus viêm gan B có thể ở trong dịch vùng kín, lây lan qua những vết xước hoặc qua hoạt động tình dục thô bạo.
– Từ mẹ sang con khi người mẹ nhiễm virus sinh con.
Lưu ý, chưa có bằng chứng chứng minh viêm gan B lây qua ăn uống, sinh hoạt chung, dùng chung bát đĩa, qua nước bọt. Vì vậy việc kì thị người bệnh viêm gan B trong sinh hoạt hàng ngày là không cần thiết.
1.3. Viêm gan B phát triển mấy giai đoạn bệnh?
Viêm gan B thường trải qua 2 giai đoạn: Viêm gan cấp tính và mạn tính.
– Viêm gan B cấp tính: Bệnh ở giai đoạn sớm, mới nhiễm virus chưa quá 6 tháng. Cơ thể chưa bộc lộ những triệu chứng điển hình. Một số người có thể gặp dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, buồn nôn,…
– Viêm gan B mạn tính: Bệnh đã tiến triển, virus đã ở trong cơ thể quá 6 tháng. Người bệnh thường có biểu hiện vàng da, vàng mắt, chán ăn, uể oải…Giai đoạn này rất dễ để lại những biến chứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp mọi vấn đề về bệnh xơ gan
Viêm gan B và C thường trải qua 2 giai đoạn: Viêm gan cấp tính và mạn tính.
2. Viêm gan C là bệnh gì? Con đường lây lan chủ yếu?
2.1. Tìm hiểu bệnh viêm gan C để biết viêm gan B và C cái nào nguy hiểm hơn
Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan C. Bệnh thường kéo dài từ 6-8 tuần rồi tự hết mà không cần điều trị. Trường hợp này chỉ chiếm 15-20% ca mắc bệnh. Số còn lại nếu sau 6 tháng cơ thể không đào thải được virus sẽ trở thành người lành mang virus hoặc người mắc viêm gan C mạn tính.
Cũng như viêm gan B, viêm gan C có thể chuyển sang các biến chứng: xơ gan, suy gan, ung thư gan, ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
2.2. Con đường lây lan chính viêm gan C
Viêm gan C cũng có 3 con đường lây truyền như viêm gan B: qua máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không lây truyền hoặc rất ít khả năng lây truyền virus viêm gan C. Bao gồm:
– Virus viêm gan C không lây qua muỗi cắn, côn trùng cắn
– Virus viêm gan C không lây qua nói chuyện, ôm hôn, bắt tay, hắt hơi
– Virus viêm gan C không lây qua ăn chung, uống chung, dùng chung bát đĩa
– Virus viêm gan C không lây qua sữa mẹ
– Virus viêm gan C không lây qua sinh hoạt chung trong gia đình
2.3. Viêm gan C có mấy giai đoạn bệnh?
Viêm gan C cũng được chia thành 2 giai đoạn bệnh cấp tính và mạn tính như viêm gan B.
– Viêm gan C cấp tính: Người bệnh không có hoặc rất ít triệu chứng: ngứa, sốt, mệt mỏi, uể oải, vàng da, vàng mắt…
– Viêm gan C mạn tính: Người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu sưng chân, bụng chướng do tích tụ độc tố ở gan…
Dấu hiệu ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Có rất nhiều trường hợp nhiễm virus viêm gan C đã lâu mà không có biểu hiện gì, đến khi thực hiện các xét nghiệm mới phát hiện ra.
>>>>>Xem thêm: Viêm gan cấp tính thời gian kéo dài
Xét trên nhiều góc độ khác nhau thì bệnh viêm gan C nguy hiểm hơn viêm gan B nhưng lại dễ trị hơn viêm gan B.
3. Viêm gan B và C cái nào nguy hiểm hơn?
3.1. Viêm gan B và C giống nhau ở điểm nào?
Viêm gan B và viêm gan C đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Lý do là bởi:
– Cả hai bệnh đều có khả năng lây lan trong cộng đồng qua nhiều con đường khác nhau.
– Cả hai bệnh đều có thể phát triển sang giai đoạn mạn tính, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan,…
3.2. Viêm gan B và C cái nào nguy hiểm hơn?
Thứ nhất, xét riêng yếu tố lây lan, viêm gan C ít phát tán hơn viêm gan B trong cộng đồng. Vì vậy người mang virus viêm gan B thường cao hơn viêm gan C. Ước tính có khoảng gần 1/3 dân số mắc bệnh viêm gan B. Nhưng chỉ xấp xỉ 170 triệu người mang virus viêm gan C.
Thứ hai, xét về yếu tố triệu chứng, viêm gan C khó nhận biết hơn viêm gan B do người bị viêm gan C da ít bị vàng hơn. Viêm gan C có những biểu hiện rất mơ hồ như sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau vùng hạ sườn phải…Viêm gan C chỉ được phát hiện vô tình hoặc khi tiến triển nặng.
Thứ ba, xét về mức độ nguy hiểm, viêm gan B lây lan nhanh nhưng có thể chủ động phòng tránh bằng tiêm vắc-xin. Còn viêm gan C thì chưa có loại vắc-xin nào được lưu hành.
Thứ tư, virus viêm gan C rất tinh quái, khu trú ở ARN (đây là tế bào đích của siêu vi C), có khả năng gây đột biến gen nên rất khó để tìm ra vắc-xin phòng ngừa.
Thứ năm, virus viêm gan C luôn ở dạng hoạt động nên tấn công liên tục tế bào gan. Còn viêm gan B vẫn có loại virus dạng ngủ. Khi virus HCV hoạt động liên tục, kèm theo thói quen lạm dụng rượu bia có thể dẫn đến hậu quá khôn lường.
Thứ sáu, khoảng hơn 80% người khi bị nhiễm virus viêm gan C tiến triển sang giai đoạn mạn tính, rất khó để miễn dịch cơ thể tự tiêu diệt virus.
Thứ bảy, nếu mắc viêm gan B có thể điều trị bằng thuốc. Còn viêm gan C chủ yếu điều trị bằng thuốc dạng tiêm dưới da Interferon khá mệt mỏi.
Vì vậy, viêm gan B và C cái nào nguy hiểm hơn thì theo các chuyên gia bệnh viêm gan C nguy hiểm hơn viêm gan B nhưng lại dễ trị hơn viêm gan B.
4. Chủ động phòng tránh viêm gan B và C bằng những cách nào?
Chúng ta nên chủ động phòng tránh sự lây nhiễm virus viêm gan B và C bằng những thói quen sống lành mạnh như sau:
– Không lạm dụng, uống nhiều rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas, có cồn.
– Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, gây hại cho gan.
– Khi sử dụng thuốc bài tiết ở gan cần có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.
– Tiến hành tiêm vắc-xin viêm gan B đầy đủ, đúng lịch.
– Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, sử dụng biện pháp bảo vệ đầy đủ.
– Tuyệt đối không sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt cá nhân như: Bàn chải, dao cạo râu, cắt móng, bông ngoáy tai..
– Nếu xăm hình, xăm môi, lông mày…nên tiến hành ở cơ sở uy tín, dụng cụ xăm được khử trùng tuyệt đối.
– Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, dầu thực vật, uống nhiều nước.
– Thường xuyên tập thể dục thể thao, tham gia hoạt động ngoài trời, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
– Hạn chế căng thẳng, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh trong cơ thể.
Tóm lại, viêm gan B và C cái nào nguy hiểm hơn thì đây đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Xét trên nhiều góc độ khác nhau thì bệnh viêm gan C nguy hiểm hơn viêm gan B nhưng lại dễ trị hơn viêm gan B. Chúng ta cần chủ động phòng tránh sự lây nhiễm virus viêm gan B và C bằng những thói quen sống khoa học.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.