Viêm gan C là bệnh do siêu vi gan C gây ra. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau và gây nhiều hậu quả không tốt cho gan. Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 170 triệu người mắc bệnh. Nhiều người đặt ra câu hỏi viêm gan C có lây không? Nếu có thì bệnh lây qua đường nào? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:
Bạn đang đọc: Viêm gan C có lây truyền không? Bệnh tiến triển
Viêm gan C có lây không?
Bệnh viêm gan C là bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường máu. Sự lây truyền bệnh xảy ra khi khi virus trong máu của người bệnh xâm nhập vào máu của người lành. Vì thế máu được coi là con đường dẫn truyền virus viêm gan C. Viêm gan C có thể lây qua những đường sau:
- Truyền máu và các sản phẩm làm từ máu: Đầu thập niên 89, tỷ lệ người nhiễm viêm gan C qua đường truyền máu là khoảng 15%. Tuy nhiên hiện nay, các xét nghiệm tầm soát để kiểm tra máu trước khi truyền đã ra đời và được tiến hành kĩ lưỡng, tất cả những người hiến máu đều được kiểm tra theo một qui trình chặt chẽ. Chính vì vậy, nguy cơ lây bệnh từ con đường này đã giảm xuống một cách đáng kể, khả năng nhiễm bệnh từ một đơn vị máu
- Tiêm chích ma túy, sử dụng chung bơm kim tiêm: Khi sử dụng đường tiêm tĩnh mạch, siêu vi gan C lây lan rất nhanh. Chính vì thế, tỷ lệ lây nhiễm viêm gan C ở đối tượng này thường rất cao, lên đến 90%.
- Lây truyền qua đường tình dục: Viêm gan C có thể lây truyền qua đường tình dục tuy nhiên tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ lây bệnh sẽ cao lên nếu 1 trong 2 có nhiều bạn tình hoặc mắc một số bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai,…
Tìm hiểu thêm: Đặt lịch khám gan mật tại bệnh viện Thu Cúc
- Phơi nhiễm nghề nghiệp: Nhân viên y tế có nguy cơ bị viêm gan C qua phơi nhiễm nghề nghiệp cao hơn những nghề khác bởi họ là những người thường xuyên tiếp xúc với máu. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng rất thấp, từ 0-7%.
- Lây nhiễm qua các dụng cụ xăm mình, xỏ lỗ cơ thể: Xăm mình hay các hoạt động xỏ lỗ cơ thể có thể làm bạn lây truyền siêu vi gan C vì các dụng cụ này không có kỹ thuật khử trùng đầy đủ.
- Từ mẹ sang con: Virus viêm gan C không lây trong lúc bào thai còn ở trong bụng mẹ, mà lây trong quá trình sinh nở, nhưng tỷ lệ này cũng rất thấp, dưới 5%.
Làm gì để không lây viêm gan C cho người khác?
Nếu đã được chấn đoán mắc viêm gan C, bạn không cần phải tự cô lập mình với xã hội, mà hãy cần lưu ý để tránh lây bệnh cho người khác.
- Không dùng chung dao cạo hay bàn chải răng, nếu thấy cần thiết bạn có thể để dụng cụ cá nhân của mình ở một góc để tránh nhầm lẫn
- Thông báo cho nhân viên y tế hay những người có khả năng tiếp xúc với máu của bạn rằng bạn đang mắc viêm gan C
- Mặc dù việc lây nhiễm viêm gan C qua đường tình dục là thấp nhưng bạn vẫn cần cho bạn tình biết tình trạng bệnh của mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa
>>>>>Xem thêm: Những ảnh hưởng nghiêm trọng từ bệnh xơ gan mất bù
- Nếu bạn bị viêm gan C và đang trong ngày “đèn đỏ”, bạn nên dội sạch sàn nhà tắm sau khi tắm và vứt băng vệ sinh một cách gọn gang
- Nếu có ý định mang thai và sinh con bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể cũng như chuẩn bị những việc cần làm trước khi mang thai, để giảm tỷ lệ lây bệnh cũng như an toàn cho thai nhi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.