Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn hợp lý, người bệnh viêm gan C cần nắm được những loại thực phẩm nên kiêng, hạn chế hoặc từ bỏ hoàn toàn để điều trị bệnh hiệu quả. Vậy viêm gan C kiêng ăn gì?
Bạn đang đọc: Viêm gan C kiêng ăn gì để đạt hiệu quả điều trị bệnh?
Viêm gan C nếu không phát hiện, điều trị sớm có thể biến chứng xơ gan, ung thư gan.
1. Viêm gan C là bệnh gì?
Viêm gan C là bệnh lây truyền do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Hàng năm có khoảng 3% dân số thế giới mắc virus viêm gan C.
Bệnh lây lan chủ yếu qua 3 con đường: qua máu và các chế phẩm từ máu, qua quan hệ tình dục, từ mẹ sang con khi sinh. Trong đó đường máu là con đường lây lan chính, từ truyền máu, xăm hình, bấm lỗ tai,…Ngoài ra, khoảng 30% ca bệnh nhiễm virus viêm gan C không rõ nguyên nhân lây truyền.
Đây là căn bệnh thầm lặng, khi mới nhiễm bệnh rất ít khi bộc lộ triệu chứng rõ ràng nên khiến chúng ta chủ quan. Viêm gan C nếu không phát hiện, điều trị sớm có thể biến chứng xơ gan, ung thư gan.
2. Chế độ ăn uống tốt cho người viêm gan C
Khi được chẩn đoán mắc virus viêm gan C, bệnh nhân sẽ được tư vấn một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để loại bỏ mọi yếu tố nguy cơ tiến triển bệnh, hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Thông thường, người bệnh viêm gan C gặp khá nhiều khó khăn trong ăn uống. Trong khi điều trị, bệnh nhân có thể cảm thấy mất vị giác, ăn uống không ngon miệng, hay buồn nôn và nôn. Khi bệnh tiến triển sang xơ gan, bệnh nhân có thể cảm thấy thèm ăn và mệt mỏi.
Theo các bác sĩ, việc thực hiện một chế độ ăn kiêng khem gay gắt là không cần thiết bởi có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Một người nhiễm bệnh viêm gan C được khuyến cáo chế độ ăn uống lành mạnh như sau:
- Hạn chế ăn mặn, nhất là ở bệnh nhân có bệnh nền huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
- Nên sử dụng bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt thay cơm.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, chất đạm từ cá giàu omega-3, thịt gà, sữa, trứng, hạt…
- Hạn chế đồ dầu mỡ, nhiều đường, đồ ăn nhanh.
- Ăn với lượng calo vừa đủ để duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì.
- Thường xuyên vận động thể dục phù hợp với cơ thể.
- Bệnh nhân viêm gan C ở giai đoạn nặng cần hạn chế ăn lòng đỏ trứng gà để tránh gan làm việc quá sức.
- Nên thay thế dầu động vật thành dầu thực vật giàu chất chống oxy hóa như dầu mè, dầu oliu,..
Việc ăn kiêng khem gay gắt là không cần thiết khi điều trị viem gan C, bởi có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.
3. Viêm gan C kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn hợp lý, người bệnh viêm gan C cần nắm được những loại thực phẩm nên kiêng, hạn chế hoặc từ bỏ hoàn toàn để điều trị bệnh hiệu quả.
3.1. Kiêng rượu bia, đồ uống có cồn
Đây là những loại đồ uống người mắc bệnh viêm gan C nên từ bỏ hoàn toàn. Rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích là nguyên nhân chính gây bệnh lý về gan và các bộ phận khác. Các đồ uống này có thể làm tổn thương gan, thúc đẩy viêm gan C tiến triển sang xơ gan, ung thư gan.
3.2. Đồ ăn giàu cholesterol
Những thực phẩm giàu cholesterol có thể kể tên như nội tạng động vật, thực phẩm chiên, thức ăn nhanh, thức ăn qua chế biến, bánh quy, bánh ngọt, kem…Lý do người viêm gan C nên tránh xa các thực phẩm này vì chúng chứa nhiều cholesterol xấu, có thể làm virus viêm gan C tấn công gan mạnh mẽ hơn, dẫn đến suy giảm chức năng gan.
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp về cách chăm sóc và bảo vệ gan
3.3. Thịt đỏ là thực phẩm cần kiêng
Thịt đỏ là các loại thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội…có hàm lượng cao chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol trong máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ ung thư và mắc các bệnh tim mạch, đại tràng, thực quản, tụy, dạ dày…Tăng cholesterol máu có thể gây mỡ máu, xơ gan, ung thư gan,…
3.4. Viêm gan C kiêng ăn gì, đó là các đồ ăn mặn
Ăn mặn làm tình trạng viêm gan C trở nên trầm trọng hơn. Muối làm gan tổn thương do các mạch máu phải giữ nước nhiều hơn, lâu ngày có thể làm tích tụ dịch bất thường ở ổ bụng (xơ gan cổ trướng). Người bệnh viêm gan C càng ăn nhạt càng dễ kiểm soát lượng dịch trong cơ thể. Theo khuyến cáo, khi bị viêm gan C chúng ta chỉ nên ăn ít hơn 1 gram muối/ngày.
3.5. Đường là một lời giải cho thắc mắc viêm gan C kiêng ăn gì?
Đường và các loại đồ ăn giàu fructose như hoa quả chuối, xoài, vải, nhãn, kiwi, quýt, hồng, lê…là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Đường fructose có thể gây hội chứng ruột kích thích, tăng sự phát triển bệnh nấm do candida, sâu răng, gây khó khăn cho gan trong quá trình xử lý và chuyển hóa.
Vì vậy các loại trái cây nhiều đường fructose người bệnh viêm gan C cần tránh.
Các loại trái cây nhiều đường fructose người bệnh viêm gan C cần tránh.
3.6. Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, cho nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, tỏi, gừng, đồ ăn cay, chua, mặn…có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, ức chế sự bài tiết thải độc, gây độc hại cho gan. Ăn tỏi thường xuyên có thể gây tổn thương gan.
3.7. Kiêng thực phẩm giàu sắt
Thực phẩm giàu sắt như rau bina, gan và nội tạng động vật, gà tây, hạt bí ngô, bông cải xanh, đậu phụ, thịt đỏ…có thể khiến sắt tích tụ nhiều ở gan, gây quá tải hoạt động gan. Sắt cũng là một tác nhân làm giảm hiệu quả các loại thuốc điều trị viêm gan C.
>>>>>Xem thêm: Chi phí kiểm tra chức năng gan cần thiết cho cuộc sống
Thịt đỏ tăng nguy cơ ung thư, tăng cholesterol máu có thể gây mỡ máu, xơ gan, ung thư gan,…
3.8. Kiêng thực phẩm có vỏ chưa chín
Ăn những động vật có vỏ chưa chín như vậy tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus có thể dẫn tới suy gan cấp tính.
3.9. Kiêng một số loại thuốc
Một số loại thuốc bài tiết qua gan cần tránh bao gồm: Acetaminophen giảm đau hạ sốt, thuốc chống viêm Ibuprofen, Naproxen giảm đau khớp, thuốc kháng viêm ức chế miễn dịch Corticosteroid, thuốc ngủ hoặc thuốc an thần…
Người bệnh viêm gan C cũng nên tránh ăn thực phẩm đã bị ôi thiu, mốc hỏng, chuyển hóa chất dinh dưỡng. Khi sử dụng những thực phẩm này sẽ làm gan phải làm việc nhiều hơn.
Bất cứ ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc viêm gan C. Bệnh không có hoặc rất ít biểu hiện triệu chứng nên dễ bị bỏ qua. Vì thế, chúng ta phải luôn luôn theo dõi sức khỏe, thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu không may mắc bệnh cần kịp thời có những biện pháp điều trị và kiểm soát bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.