Viêm gan C: Triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

Viêm gan C là bệnh siêu vi truyền nhiễm gây viêm gan, có nguy cơ gây tổn thương gan nghiêm trọng. Bài viết sau đây sẽ nêu rõ triệu chứng, biến chứng, cách điều trị bệnh. Đồng thời bài viết cũng đưa ra các giải pháp để phòng ngừa lây nhiễm bệnh lý này.

Bạn đang đọc: Viêm gan C: Triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

1. Khả năng lây nhiễm của virus viêm gan C

Virus viêm gan C – HCV là nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm gan này. Virus xâm nhập vào máu của người không nhiễm bệnh sẽ làm lây lan nhiễm trùng. HCV có thể lây truyền qua các con đường sau đây:

– Đường máu: Sử dụng chung kim tiêm; tái sử dụng các thiết bị y tế, châm cứu, xỏ khuyên, xăm hình… mà không khử trùng đúng cách; truyền máu không qua sàng lọc;…

– Đường quan hệ tình dục (cả khác giới và đồng giới) với người nhiễm virus gây chảy máu, trầy xước, không sử dụng biện pháp bảo vệ.

– HCV lây truyền từ mẹ sang con với tử lệ dưới 5%, thường trong quá trình chuyển dạ.

Bệnh không lây qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc thông thường như ôm, hôn với người bệnh.

Nguy cơ nhiễm HCV tăng lên đối với các trường hợp sau:

– Thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch tiết của người nhiễm bệnh.

– Người bệnh HIV.

– Từng thực hiện tiêm chích ma túy.

– Bị bệnh đông máu.

– Châm cứu, xăm hình, xỏ khuyên, thực hiện các thủ thuật y tế tại cơ sở không uy tín, dụng cụ không được khử trùng.

– Có thời gian dài chạy thận nhân tạo.

– Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai.

– Thuộc độ tuổi từ 55 đến 75 tuổi.

Viêm gan C: Triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

Virus HCV có thể lây truyền qua đường máu

2. Triệu chứng khi mắc bệnh

Ở giai đoạn đầu, người bệnh rất khó phát hiện bản thân mắc bệnh vì các dấu hiệu thường không rõ ràng. Các triệu chứng điển hình của thể cấp tính và mãn tính bao gồm:

– Dễ bị chảy máu hoặc dễ xuất hiện các vết bầm tím trên da.

– Cảm giác mệt mỏi, chán ăn; lú lẫn, thường xuyên buồn ngủ, trí tuệ sa sút.

– Vàng da, vàng mắt là triệu chứng thường gặp của bệnh.

– Chướng bụng.

– Ngứa da, nổi mạch máu trên da (Angiomas).

– Phù chân.

3. Viêm gan C gây ra các biến chứng nào?

Thể mạn tính của bệnh nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của gan và dẫn đến các biến chứng:

– Nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt tại ổ bụng.

– Giãn tĩnh mạch thực quản hoặc dạ dày, có nguy cơ gây vỡ và xuất huyết, đe dọa tính mạng người bệnh.

– Giảm bạch cầu/tiểu cầu do lá lách sưng.

– Sỏi mật.

– Suy giảm chức năng gan nghiêm trọng, gan ngừng hoạt động.

– Bệnh tiểu được type II do kháng insulin nội tiết tố.

– Suy thận, suy phổi.

– Não gan (hôn mê gan): trí tuệ suy giảm, không tỉnh táo, có thể dẫn đến hôn mê.

– Xơ gan do tế bào gan bị tấn công và hoại tử, hình thành các mô xơ sẹo. Thông thường quá trình xơ hóa gan diễn ra trong khoảng 20 – 30 năm. Người bệnh uống rượu hoặc bị nhiễm HIV sẽ khiến quá trình này bị đẩy nhanh.

– Ung thư gan là biến chứng trầm trọng nhất của bệnh, điều trị khó khăn và tốn kém.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm viêm gan B ở bệnh viện nào tốt?

Viêm gan C: Triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

Bệnh viêm gan siêu vi này gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh

4. Phương pháp điều trị bệnh

Không phải lúc nào virus HCV cũng có thể được loại bỏ hoàn toàn trong điều trị. Viêm gan siêu vi C cấp tính có thể được cơ thể tự loại bỏ. Viêm gan mạn tình được điều trị bằng thuốc kháng virus theo phác đồ của bác sĩ. Việc điều trị thường kéo dài, người bệnh thể mạn thường phải sống chung với virus suốt đời.

Bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát các triệu chứng viêm gan, cụ thể:

– Khắc phục tình trạng chướng bụng: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giúp loại bỏ chất lỏng khỏi cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện rút chất lỏng ra ngoài trong một số trường hợp nhất định. Người bệnh cũng có thể cần dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do tích tụ chất lỏng. Kháng sinh có thể dùng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

– Giảm áp lực lên tĩnh mạch bằng các loại thuốc giảm huyết áp tĩnh mạch, thuốc chẹn beta.

– Kiểm tra và giảm tình trạng phù mạch máu thực quản, phòng ngừa nguy cơ vỡ mạch máu gây xuất huyết trong thực quản.

– Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc có chức năng thải độc cho gan. Đồng thời người bệnh cần giảm tải cho gan bằng cách giảm lượng protein nạp vào cơ thể.

Khi viêm gan biến chứng thành ung thư gan, người bệnh cần điều trị bằng các phương pháp như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật,…Trường hợp suy gan, gan tổn thương không thể phục hồi cần được ghép gan kết hợp với kiểm soát triệu chứng bệnh.

5. Phòng ngừa viêm gan C hiệu quả

5.1. Tự phòng ngừa với người chưa mắc viêm gan C

Chưa có vắc xin chống lại virus HCV hiệu quả ở thời điểm hiện tại. Do đó, việc phòng tránh bệnh phụ thuộc vào giải pháp giảm nguy cơ lây truyền virus:

– Đảm bảo an toàn khi truyền máu, tiêm thuốc, thực hiện các thủ thuật y tế và các thủ thuật khác như xăm, châm cứu, xỏ khuyên,…

– Các vật sắc nhọn trong môi trường sinh hoạt và lao động, cũng như các chất thải cần được xử lý an toàn.

– Thường xuyên thực hiện xét nghiệm máu kiểm tra HCV, HBV cũng như HIV.

– Quan hệ tình dục có biện pháp bảo vệ, quan hệ tình dục thủy chung; phòng ngừa tiếp xúc máu trong khi quan hệ.

– Cán bộ y tế cần được đào tạo về quy trình chăm sóc sức khỏe để đảm bảo an toàn, phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân và người bệnh.

– Dùng các dụng cụ bảo vệ (như bao tay cao su) khi tiếp xúc với máu hoặc bất kỳ dịch có chứa máu. Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết, sau khi thực hiện phẫu thuật hoặc sử dụng bao cao su.

– Chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất; tập luyện thể dục thể thao điều độ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích; tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, chất bổ sung, thực phẩm chức năng.

Viêm gan C: Triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị viêm tụy cấp hoại tử

Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học là cách phòng bệnh hiệu quả

5.2. Phòng ngừa thứ cấp đối với người bệnh viêm gan C

Để ngăn ngừa các biến chứng đối với những người đã nhiễm virus, WHO khuyến cáo:

– Người bệnh cần được tư vấn và nắm rõ thông tin về các phương pháp chăm sóc và điều trị.

– Tiêm vắc xin phòng viêm gan A và viêm gan B để bảo vệ gan, ngăn ngừa đồng nhiễm, bội nhiễm từ các virus viêm gan này.

– Chủ động kiểm tra gan định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đặc biệt cần theo dõi thường xuyên để chẩn đoán và xử trí sớm bệnh gan mạn tính.

– Những người nhiễm HCV cần được sàng lọc, chăm sóc và điều trị tại cơ sở y tế uy tín.

Trên đây là các thông tin về con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm gan C. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm và các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *