Viêm gan siêu vi E có thể lây nhiễm qua đường ăn uống, để lại hậu quả khó lường cho phụ nữ mang thai, người mắc bệnh gan mạn tính, rối loạn chức năng gan. Nắm được các thông tin về triệu chứng và con đường lây nhiễm virus viêm gan E sẽ giúp bạn có cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Bạn đang đọc: Viêm gan siêu vi E là gì? Phòng tránh như thế nào?
1. Tổng quan về viêm gan siêu vi E
1.1. Viêm gan siêu vi E là bệnh gì?
Viêm gan E là bệnh lây truyền do virus viêm gan E gây ra. Loại virus này có 8 kiểu gen chính. Kiểu gen số 1 và số 2 gây bệnh viêm gan ở người. Kiểu gen số 3 và số 4 gây bệnh ở động vật như lợn, nai có thể lây qua người. Kiểu gen số 5 và số 6 gây bệnh ở động vật, chủ yếu tìm thấy ở lợn rừng. Hai kiểu gen còn lại gây bệnh ở người và động vật.
Thế giới mỗi năm có thêm khoảng 20 triệu người nhiễm virus viêm gan E. Trong đó gần 4 triệu người có triệu chứng rõ ràng của bệnh. Các nước có tỷ lệ người dân mắc bệnh viêm gan E cao nhất bao gồm: các nước đang phát triển, có môi trường sống không vệ sinh, các nước phía Đông, Nam châu Á, Trung Đông, Châu Phi… Ở Việt Nam, bệnh rất hay bùng phát vào mùa mưa lũ, khi nguồn nước ô nhiễm nặng nề.
Hầu hết các trường hợp nhiễm virus viêm gan E ở dạng cấp tính, có thể tự khỏi sau 2-6 tuần. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10% ca nhiễm bệnh tiến triển sang mạn tính rất nguy hiểm.
Thế giới mỗi năm có thêm khoảng 20 triệu người nhiễm virus viêm gan E
1.2. Triệu chứng bệnh viêm gan siêu vi E
Virus viêm gan E có thể lây lan cho mọi người, chủ yếu ở độ tuổi 15 đến 40, trong đó có trẻ em. Trong thời kỳ ủ bệnh 3-8 tuần, cơ thể gần như không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ, dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác.
Một số dấu hiệu điển hình cảnh báo cơ thể đã lây nhiễm viêm gan E gồm:
– Vàng da, vàng mắt bất thường;
– Nước tiểu sẫm màu;
– Phân nhạt màu như màu đất sét;
– Ăn không ngon miệng, bỏ ăn;
– Buồn nôn và nôn;
– Đau vùng thượng vị;
– Gan to, đau vùng gan;
– Có thể kèm theo sốt;
– Mệt mỏi, đau khắp người.
Một số người nhiễm virus có thể gặp triệu chứng tiêu chảy, đau xương khớp, nổi mề đay, đau bụng,…Cũng có những trường hợp mắc bệnh mà không có biểu hiện rõ ràng.
Một số trường hợp hiếm gặp, viêm gan E có thể tiến triển sang xơ gan, suy gan cấp, viêm gan cấp, thậm chí tử vong. Bệnh khá nguy hiểm với phụ nữ thời kỳ mang thai, nhất là trong quý ba của thai kỳ.
Viêm gan E rất khó chẩn đoán qua lâm sàng do dấu hiệu có thể gần như tương tự các bệnh lý khác. Thường bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tiến hành xét nghiệm kháng thể đặc hiệu Anti-HEV IgM (+) trong máu hoặc xét nghiệm chuyên sâu như phản ứng chuỗi men polymerase RT-PCR phát hiện RNA của virus viêm gan E.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về gan nhiễm mỡ nhẹ
Vàng mắt, vàng da là triệu chứng điển hình của viêm gan E
2. Viêm gan E có lây không?
Viêm gan E là bệnh lây lan chủ yếu qua đường phân, đường miệng, qua nước uống, đồ ăn chưa nấu chín nhiễm mầm bệnh. Một số yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự lây lan của virus viêm gan E bao gồm:
– Ăn thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt bị nhiễm virus: hải sản có vỏ còn sống, thịt lợn sống, ngao sò ốc hến sống, món gỏi…
– Qua đường máu và chế phẩm máu người bệnh viêm gan E, nhưng tỉ lệ khá ít.
– Lây qua mẹ sang con khi mang thai.
– Nguồn nước ô nhiễm.
– Thực phẩm ô nhiễm.
– Khu vực sống vệ sinh kém.
– Việc chung sống với người mắc viêm gan siêu vi E có khả năng lây lan cao vì đây là căn bệnh lây qua đường ăn uống.
– Động vật cũng có thể lây virus viêm gan E sang cho người thông qua việc ăn thịt và các sản phẩm từ thịt nhiễm virus.
– Một người nhiễm virus viêm gan E có thể bài tiết virus trong phân từ 1 tuần trước khi bệnh khởi phát và khoảng 30 ngày sau khi vàng da.
3. Viêm gan E có phải bệnh nguy hiểm không?
Phần lớn các bệnh nhân nhiễm virus viêm gan E không có bộc lộ triệu chứng rõ rệt. Thường bệnh nhân có thể tự đào thải virus ra khỏi cơ thể sau 2-6 tuần. Một số ít trường hợp có thể tiến triển gây biến chứng nặng như xơ gan, suy gan, tử vong, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai.
Bệnh viêm gan E trở nên nguy hiểm hơn đối với người mắc bệnh gan mạn tính, người ghép gan, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc rối loạn chức năng gan. Cũng giống như các loại viêm gan khác, biến chứng có thể gặp ở bệnh viêm gan E bao gồm:
– Giảm tiểu cầu.
– Viêm tụy cấp.
– Huyết tán, giảm sản tủy.
– Biến chứng thần kinh: viêm não màng não cấp, teo cơ thần kinh,…
– Rối loạn miễn dịch: viêm cầu thận, viêm cầu thận, hội chứng cryoglobulin niệu…
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ ở trẻ em và cách phòng ngừa
Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh môi trường sạch sẽ là cách phòng tránh bệnh lây lan hiệu quả
4. Chúng ta nên phòng tránh mắc bệnh viêm gan siêu vi E như thế nào?
Đến nay chưa có loại vắc-xin nào được cấp phép để tiêm phòng viêm gan E. Phòng ngừa là phương pháp hiệu quả nhất để chống lại sự lây nhiễm virus. Chúng ta có thể phòng tránh sự lây lan virus viêm gan E bằng cách:
– Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt.
– Xử lý hệ thống rác thải theo đúng quy định.
– Không ăn những thực phẩm gây hại cho gan như uống rượu bia, hút thuốc, ăn nhiều thịt đỏ, đường, dầu mỡ…
– Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chế biến thức ăn…
– Thực hiện ăn sôi, uống chín, không ăn thịt sống để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
– Khi đi du lịch, đến vùng có môi trường sống không đảm bảo nên uống nước đóng chai.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc đào thải ở gan, hoặc đã từng mắc bệnh viêm gan trước đó.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh mạn tính có trong cơ thể và điều trị bệnh.
– Nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, nhất là vàng da, vàng mắt thì nên đi thăm khám, hạn chế tối đa khả năng biến chứng bệnh.
Viêm gan siêu vi E là một căn bệnh lây truyền qua đường ăn uống. Bệnh thường tự khỏi sau 2 – 6 tuần phơi nhiễm rất ít khi tiến triển sang mạn tính như viêm gan B. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, người suy gan, mắc bệnh gan mạn tính, rối loạn chức năng gan rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Hiện nay chưa có vắc-xin tiêm phòng viêm gan E. Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh môi trường sạch sẽ là cách phòng tránh bệnh lây lan hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.