Viêm hang vị kiêng ăn gì? Nắm rõ được vấn đề này sẽ giúp người bệnh có thể xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp và hỗ trợ rất lớn trong quá trình điều trị bệnh. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được những thực phẩm nào cần tránh nhé.
Bạn đang đọc: Viêm hang vị kiêng ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh
1. Viêm hang vị kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Một số nhóm thực phẩm người bị viêm hang vị nên kiêng, bởi nếu tiêu thụ nhiều sẽ gây kích thích và khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng thêm. Người bị viêm hang vị kiêng ăn gì? Tham khảo một số thực phẩm cần tránh dưới đây:
1.1. Thực phẩm có tính acid cao
Một số thực phẩm giàu tính acid như Cà muối, dưa muối, kim chi, giấm là những loại thực phẩm giàu tính acid. Khi tiêu thụ vào đường tiêu hóa thường sẽ gây kích thích niêm mạc, khiến tổn thương ở hang vị dạ dày trở nên nặng nề hơn.
Lâu dần hình thành các vết loét ở niêm mạc hang vị dạ dày gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu. Bên cạnh các thực phẩm nói trên thì người bệnh nên kiêng một số loại trái cây giàu acid như chanh, bưởi hay quýt…trong quá trình điều trị bệnh.
Khi tiêu thụ các thực phẩm có tính acid cao vào đường tiêu hóa thường sẽ gây kích thích niêm mạc, khiến tổn thương ở hang vị dạ dày
1.2. Viêm hang vị kiêng ăn gì? Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm có chứa nhiều gia vị cay nóng không những làm trì hoãn quá trình tiêu hóa mà còn khiến cho tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn của sự hình thành các vết loét ở niêm mạc dạ dày.
1.3. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Khi tiêu thụ thức ăn chứa nhiều dầu mỡ thì dạ dày bạn sẽ phải co bóp mạnh. Đồng thời tiết ra nhiều dịch vị hơn để thức có thể tiêu hóa hoàn toàn.
Tuy nhiên, hoạt động này khiến kích thích ở vị trí viêm trong niêm mạc hang vị dạ dày. Từ đó gây ra các triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi hay đau thượng vị.
Khi tiêu thụ thức ăn chứa nhiều dầu mỡ thì dạ dày bạn sẽ phải co bóp mạnh. Đồng thời tiết ra nhiều dịch vị hơn để thức có thể tiêu hóa hoàn toàn.
1.4. Thức uống có cồn
Các loại thức uống có chứa cồn sẽ khiến hang vị dạ dày trở nên tổn thương nặng hơn. Bên cạnh đó thành phần có trong các loại đồ uống này còn gây rối loạn cơ thắt ở hệ tiêu hóa. Từ đó gây ra các triệu chứng như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hay táo bón.
1.5. Viêm hang vị kiêng ăn gì? Thức ăn cứng
Ăn các loại đồ ăn cứng sẽ khiến tổn thương ở hang vị dạ dày có thể nghiêm trọng hơn. Bởi khi đó dạ dày và đường ruột phải tốn nhiều thời gian hơn để xử lý. Bởi vậy khi đang bị viêm hang vị dạ dày cần tránh ăn các loại hạt như hạt điều, hạt bắp hay đậu phộng…
2. Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì?
Dưới đây là một số thực phẩm người bị hang vị nên bổ sung vào chế độ ăn uống để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng cũng như bảo vệ hệ tiêu hóa tốt hơn:
2.1. Thực phẩm giàu men vi sinh
Men vi sinh lợi khuẩn giúp ức chế các loại vi khuẩn gây hại, bảo vệ niêm mạc dạ dày và đường ruột, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời còn giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón…
Những loại thực phẩm chứa nhiều men vi sinh mà người bị viêm hang vị nên bổ sung để hỗ trợ điều trị bệnh như: Sữa chua, mật ong, phô mai…
Tìm hiểu thêm: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và sự nguy hiểm của nó
Men vi sinh lợi khuẩn giúp ức chế các loại vi khuẩn gây hại, bảo vệ niêm mạc dạ dày và đường ruột
2.2. Các loại rau xanh
Rau xanh chính là gợi ý danh cho người đang bị viêm hang vị. Có thể nói đây là nguồn thực phẩm bổ sung rất nhiều vitamin và chất xơ cho cơ thể. Không những thế chúng thường rất dễ tiêu và không gây áp lực cho dạ dày và đường ruột.
Súp lơ xanh, rau ngót, mồng tơi… là những loại rau mà người bị viêm hang vị nên ăn. Tuy nhiên trong chế biến, nên ưu tiên các món luộc và nấu canh thay vì xào nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó tuyệt đối không ăn rau sống tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
2.3. Ngũ cốc nguyên cám
Ngũ cốc nguyên cám chính là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng hoàn hảo cho cơ thể và giúp ổn định hoạt động hệ tiêu hóa.
Đặc biệt, chất xơ có trong ngũ cốc nguyên cám còn giúp bảo vệ niêm mạc hang vị dạ dày đang tổn thương. Bên cạnh đó thực phẩm này còn có tác dụng làm giảm acid dư thừa trong dạ dày.
Chất xơ có trong ngũ cốc nguyên cám còn giúp bảo vệ niêm mạc hang vị dạ dày đang tổn thương
2.4. Thực phẩm giàu Omega-3
Nếu được hỏi viêm hang vị dạ dày nên ăn gì thì câu trả lời dành cho bạn đó là thực phẩm giàu omega-3. Bởi trong Omega-3 có thành phần giúp kháng viêm và thúc đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương ở niêm mạc hang vị dạ dày.
Bên cạnh đó còn có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ dạ dày cùng các cơ quan tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại. Thực phẩm giàu omega-3 sẽ có trong cá hồi, dầu oliu hay quả bơ.
2.5. Viêm hang vị dạ dày nên lựa chọn trái cây gì?
Trái cây là nguồn cung cấp hàm lượng vitamin cùng các dưỡng chất thiết yếu rất cao. Tuy nhiên khi đang bị viêm hang vị dạ dày thì người bệnh cần chọn lọc và bổ sung các loại trái cây sao cho phù hợp.
Bơ, chuối và táo là 3 loại trái cây rất tốt cho người đang bị viêm hang vị, giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương ở hang vị dạ dày.
– Chuối: Giúp trung hòa acid ở trong dịch vị dạ dày và kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc hang vị. Hàm lượng kali và pectin trong chuối còn giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
– Quả bơ: Đây là loại trái cây rất dễ tiêu hóa, không gây kích thích lên niêm mạc đang bị tổn thương. Các acid béo và chất chống oxy hóa trong quá bơ sẽ giúp thúc đẩy và khôi phục các tế bào đang bị hư hại.
– Táo: Loại trái cây này rất tốt cho đường tiêu hóa nhờ chứa thành phần chất xơ hòa tan phong phú. Bên cạnh đó táo còn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Bị bệnh đau dạ dày hãy tránh xa dứa
Bơ, chuối và táo là 3 loại trái cây rất tốt cho người đang bị viêm hang vị
Bài viết trên đây đã giải đáp vấn đề viêm hang vị kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi. Hy vọng rằng, bạn có thể xây dựng và thực hiện được chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với hiện trạng bệnh lý của mình. Tuy nhiên khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, hãy đi khám ngay để các bác sĩ tư vấn liệu trình điều trị rõ ràng, khoa học, an toàn, hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.