Viêm hang vị tiền môn vị là tình trạng viêm xảy ra ở vị trí cuối của dạ dày. Đây là bệnh lý dạng cấp tính và được đánh giá là không quá nguy hiểm. Tuy nhiên khi phát hiện bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Viêm hang vị tiền môn vị – Những điều cần biết
1. Tìm hiểu về viêm hang vị tiền môn vị
Viêm hang vị tiền môn vị là tình trạng viêm sưng tại vùng ở giữa môn vị và hang vị. Cũng giống với bệnh viêm dạ dày phần niêm mạc dạ dày khi này bị tổn thương. Mức độ viêm sưng tùy thuộc vào từng giai đoạn. Trong chuẩn đoán đôi khi có sự nhầm lẫn giữa bệnh viêm hang vị, viêm môn vị với viêm hang tiền môn vị. Nguyên nhân là do các bộ phân này gần nhau và có biểu hiện tương tự. Nếu không thực hiện nội soi dạ dày sẽ rất khó xác định bộ phận nào đang gặp vấn đề.
Viêm hang vị tiền môn vị là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Những triệu chứng cơ bản khi bị viêm hang vị môn vị
Bệnh viêm hang vị môn vị không có dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên mọi người có thể nhận biết với các biểu hiện đau dạ dày thông thường, rối loạn tiêu hóa. Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh sớm là:
2.1 Đau thượng vị là dấu hiệu cảnh báo viêm hang vị tiền môn vị
Đau thượng vị là dấu hiệu nhận biết chung khi mắc các bệnh về dạ dày. Cơn đau thường có xu hướng xuất hiện sau khi ăn đồ cay nóng, ăn quá no. Thời tiết lạnh cũng khiến người bệnh có xu hướng đau nhiều hơn.
2.2 Đầy bụng khó tiêu
Tiền môn vị là nơi thức ăn dư thừa sẽ được thông qua để dẫn đến trực tràng. Nếu ở đây bị viêm, chảy máu tại đây thì niêm mạc sẽ bị sưng tấy gây tắc nghẽn ống tiêu hóa. Người bệnh sẽ cảm giác khó tiêu, chướng bụng, nóng rát thượng vị.
2.3 Thường xuyên buồn nôn
Dấu hiệu dễ nhận biết khi mắc bệnh là bệnh nhân thường xuyên buồn nôn và nôn. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh vừa ăn xong. Đôi khi tình trạng này sẽ kéo theo triệu chứng đầy bụng.
2.4 Suy nhược cơ thể
Hang vị tiền môn vị bị viêm khiến chức năng tiêu hóa suy yếu. Khi này khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể kém đi. Mặc dù bạn vẫn ăn uống đầy đủ nhưng dạ dày không thể phân giải được chất dinh dưỡng.
2.5 Cấu trúc phân thay đổi khác thường
Môn vị và hang vị kết nối trực tiếp với trực tràng vì vậy khi bộ phận này viêm nhiễm sẽ khiến đi ngoài bất thường. Tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra với biểu hiện táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ.
Đau thượng vị là dấu hiệu nhận biết của bệnh
3. Một số nguyên nhân hàng đầu gây viêm hang vị tiền môn vị
Hầu hết các bệnh liên quan tới dạ dày đều bắt nguồn từ các nguyên nhân giống nhau. Một số nguyên nhân chính gây viêm hang vị môn vị là:
3.1 Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP thường cư trú trong dạ dày của con người tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng gây hại. Khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn tiết ra độc tố gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
3.2 Chế độ ăn uống kém lành mạnh
Nhiều người có thói quen ăn uống vô tội vạ, ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chua cay,…Các sở thích ăn uống này vô tình gây tác động xấu lên dạ dày và dễ gây ra viêm loét. Ăn uống không đúng giờ, ăn quá khuya,…cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh.
3.3 Lạm dụng kháng sinh, thuốc giảm đau
Các bệnh nhân điều trị bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị viêm loét dạ dày. Các thành phần trong thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày gây ra tổn thương.
3.4 Stress
Căng thẳng được đánh giá là một trong các nguyên nhân gây bệnh phổ biến. Các hoạt động của dạ dày chịu ảnh hưởng từ hệ thần kinh. Vì vậy khi thường xuyên căng thẳng hệ thần kinh sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid gây viêm loét niêm mạc.
3.5 Rối loạn tự miễn
Ở người già hệ miễn dịch suy giảm dẫn tới rối loạn tự miễn. Các tế bào miễn dịch không phân biệt được và tấn công các tế bào khỏe mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân xấu tấn công hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác do bệnh lý gây ra: Bệnh HIV, bệnh Crohn, đái tháo đường,…
Tìm hiểu thêm: 10+ Mẹo chữa đại tràng co thắt bạn cần biết
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
4. Viêm hang vị tiền môn vị gây ra biến chứng gì
Viêm loét hang vị tiền môn vị không phải là bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
4.1 Hẹp môn vị khi bị viêm hang vị tiền môn vị
Biến chứng hẹp môn vị xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này gây tắc nghẽn đường đi của thức ăn và thường gặp ở nữ giới hoặc trẻ nhỏ.
4.2 Xuất huyết dạ dày
Vùng niêm mạc bị tổn thương nặng có thể gây chảy máu. Dấu hiệu là người bệnh có thể nôn hoặc đi ngoài lẫn máu.
4.3 Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là biến chứng ít gặp tuy nhiên nếu tình trạng viêm loét để kéo dài thì sẽ dễ dẫn tới biến chứng này. Người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội, bụng căng cứng,…Bệnh nhân cần tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời nếu gặp biến chứng này.
4.4 Ung thư dạ dày
Tỷ lệ viêm loét hang vị tiền môn vị chuyển sang ung thư dạ dày rất hiếm. Tuy nhiên mọi người cũng cần cảnh giác với biến chứng nguy hiểm này.
5. Biện pháp chữa bệnh viêm hang vị dạ dày tiền môn vị
Sau khi chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh thì bệnh nhân cần điều trị càng sớm càng tốt. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc và nguyên nhân và mức độ viêm loét.
5.1 Chữa viêm hang vị môn vị bằng Tây y
Bệnh viêm hang vị điều trị bằng thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tỷ lệ chữa bệnh thành công sẽ cao hơn nếu bệnh nhân chữa bệnh ở giai đoạn sớm. Một số loại thuốc được bác sĩ lựa chọn để điều trị là:
– Thuốc kháng sinh
– Thuốc kháng và trung hòa acid
– Thuốc bảo vệ dạ dày
5.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày
Bên cạnh điều trị bằng thuốc bệnh nhân nên kết hợp thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày theo khoa học. Việc điều chỉnh này sẽ hỗ trợ tình trạng viêm loét phục hồi nhanh hơn. Người bệnh cũng nên rèn luyện cơ thể mỗi ngày bằng các bài tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Viêm loét dạ dày ăn chuối được không?
Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh
Bạn đừng quá lo lắng khi bị viêm hang vị tiền môn vị. Việc bạn cần làm là tới bệnh viện để điều trị ngay khi phát hiện dấu hiệu mắc bệnh. Bệnh càng được điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ càng cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.