Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý về đường hô hấp hiện nay. Với trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ cần được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị viêm họng cấp sớm để hạn chế biến chứng xấu có thể xảy ra. Bài viết sau đây cung cấp thông tin giúp ba mẹ hiểu hơn về bệnh viêm họng cấp ở trẻ, từ đó có các biện pháp xử trí tốt cũng như khi nào thì cần đưa bé đến viện ngay.
Bạn đang đọc: Viêm họng cấp ở trẻ em khi nào cần đưa trẻ đến viện ngay
Những nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ em
Mô tả bệnh viêm họng cấp ở trẻ em
Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em do một số nguyên nhân chính sau đây gây ra:
– Virus: cúm, sởi, …
– Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu,… trong đó nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây nên biến chứng viêm khớp cấp, viêm cầu thận,..
– Nấm: candida
– Môi trường sống: thời tiết thay đổi đột ngột, ô nhiễm, khói bụi,…
Biểu hiện khi trẻ bị viêm họng cấp
Tìm hiểu thêm: 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm tai giữa cha mẹ cần chú ý
biểu hiện viêm họng cấp của trẻ có thể là sốt nhẹ đến sốt cao 39-40 độ C
Trẻ bị viêm họng cấp thường có các biểu hiện đặc trưng như sau:
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C
- Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho.
- Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm.
- Nôn, đi ngoài phân lỏng.
- Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và thường thở bằng miệng. Trẻ thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực (hay gặp ở trẻ nhỏ, lúc đó có thể tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới).
Bệnh viêm họng cấp ở trẻ nếu không được điều trị sớm, có thể gây rá các biến chứng như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới điển hình là viêm phế quản phổi và viêm phổi, viêm khớp, viêm cầu thận,…
Điều trị viêm họng cấp ở trẻ
Việc vệ sinh họng và chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh và trẻ mau khỏi hơn.
Vệ sinh họng
Khi trẻ bị viêm mũi họng cấp, ba mẹ có thể cho bé dùng nước nuối sinh lý để rửa mũi, súc họng nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Chế độ ăn
Trẻ bị viêm họng cấp gây đau rát cổ họng nên bé sẽ khó nuốt và ăn thức ăn. Vì vậy ba mẹ nên cho bé ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu, để nguội. Nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, cho trẻ ăn vừa phải không nên ép con ăn nhiều ngay một lúc.
Dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Khi trẻ bị sốt cao từ 38.5 độ C ba mẹ có thể cho bé uống hạ sốt loại paracetamol với hàm lượng từ 10-15 mg/kg cân nặng. Ba mẹ không nên cho bé uống hạ sốt khi con chưa sốt đến 38.5 độ C.
Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống kháng sinh khi chưa được sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ. Ba mẹ không được dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước. Không tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ. Việc sử dụng thuốc ho các loại siro ho cũng cần được sự tư vấn từ bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì?
Khám và điều trị hiệu quả bệnh viêm họng cấp ở trẻ tại chuyên khoa Nhi Thu Cúc
Khi nào cần đưa trẻ bị viêm họng cấp đi khám ngay?
Khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau, ba mẹ cần đưa bé đi khám ngay:
– Sốt cao liên tục dùng thuốc và chườm ấm không hạ sốt.
– Trẻ ho nhiều, thở nhanh, khó thở
– Trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
– Chảy mủ tai
– Không tốt lên sau 2 ngày điều trị.
Ba mẹ hãy đưa bé đến khám tại chuyên khoa Nhi uy tín để được thăm khám và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.