Viêm họng hạt là bệnh lý phổ biến, bệnh nếu không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Viêm họng ở giai đoạn mãn tính thường sẽ kéo dài và khó điều trị dứt điểm. Do đó việc nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu sẽ giúp quá trình điều trị bệnh kịp thời và đạt hiệu quả cao.
Bạn đang đọc: Viêm họng hạt: Bệnh lý dai dẳng cần điều trị thế nào cho dứt điểm?
1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng?
Viêm họng hạt là bệnh lý của đường hô hấp, ai cũng có thể mắc bệnh này, đặc biệt nhất là những người có cơ địa yếu.
Khi thời tiết trở lạnh, bệnh thường có xu hưởng xuất hiện và phát triển nhiều hơn. Tùy thuộc và nguyên nhân gây ra bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị bệnh riêng.
Bệnh do các nguyên nhân chính sau đây:
– Việc người bệnh bị viêm mũi xoang lâu ngày, dịch chảy từ xoang xuống các thành sau họng khiến cho niêm mạc họng bị chất nhầy bao phủ, không thể thực hiện được chức năng làm sạch. Từ đó, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công, gây viêm và xuất hiện các hạt ở thanh sau họng.
– Dù được điều trị bằng phẫu thuật nhưng bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị viêm họng hạt tái phát nhiều lần do các lympho ở sau họng phát triển mạnh đề bù đắp vào phần mô đã bị phẫu thuật cắt bỏ.
– Thói quen sinh hoạt không khoa học của người bệnh như: thường xuyên uống nước đá, sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, sai chỉ dẫn cũng là tác nhân gây ra bệnh viêm họng có hạt.
– Người bệnh có tâm lý chủ quan, khi còn bị viêm họng nhưng không thực hiện việc điều trị dẫn đến tình trạng bệnh cấp tính và mãn tính.
– Niêm mạc hầu họng bị suy yếu, viêm nhiễm và tổn thương.
– Người có sức khỏe yếu, dễ suy nhược, khả năng đề kháng kém.
– Người có thói quen hay khạc nhổ thường xuyên sẽ dễ làm căng mao mạch.
Việc người bệnh bị viêm mũi xoang lâu ngày, dịch chảy từ xoang xuống các thành sau họng khiến cho niêm mạc họng bị chất nhầy bao phủ là nguyên nhân gây ra bệnh
Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh mà bạn cần lưu ý:
– Cũng giống như bệnh viêm họng thông thường, khi thời tiết thay đổi thì bệnh cũng có xu hướng xảy ra nhiều hơn, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 5 ngày.
– Người bệnh sẽ đau họng, khó khăn khi nuốt, đau khi thức ăn đi qua họng do niêm mạc họng bị tổn thương.
– Họng bị ngứa, vướng nơi cổ họng, đặc biệt khi nuốt các hạt sưng to trong bụng.
– Ho kéo dài do các ổ viêm nhiễm tiết ra khiến cho họng bị kích ứng và khởi phát các cơn ho khan hoặc ho có đờm.
– Một số trường hợp sốt hoặc sốt cao, bởi cơ thể sẽ tăng cường hoạt động để chống đỡ sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
Viêm họng có hạt là bệnh lý phổ biến, bệnh nếu không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
2. Phân loại các dạng viêm họng hạt thường gặp
Viêm họng thông thường nếu kéo dài và không được điều trị dứt sẽ dẫn đến viêm họng hạt.
Bệnh hiện nay được phân chia thành 2 loại chính:
2.1 Viêm họng hạt dạng cấp tính
Đây là giai đoạn đầu khi mới bị nhiễm bệnh, người bệnh thường không có triệu chứng nghiêm trọng nên thường chủ quan tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Chính vì lý do này mà bệnh có nguy cơ diễn biến nặng hơn, gây khó kiểm soát và điều trị enen khi bệnh có dấu hiệu cần thăm khám và điều trị sớm để ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra.
2.2 Viêm họng hạt dạng mạn tính
Đây là tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, kéo dài, không điều trị kịp thời và dứt điểm và dẫn đến mãn tính, 3 tuần là khoảng thời gian mà bệnh chuyển biến. Giai đoạn này sẽ nguy hiểm, khó điều trị, dễ tái phát ngay cả khi thời tiết không chuyển mùa.
Tìm hiểu thêm: Khi nào cần cắt Amidan? Cắt Amidan có đau không?
Viêm họng hạt dạng mạn tính là tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, kéo dài, không điều trị kịp thời và dứt điểm và dẫn đến mãn tính, 3 tuần là khoảng thời gian mà bệnh chuyển biến
3. Những phương pháp điều trị dứt điểm viêm họng hạt?
Việc loại bỏ tình trạng viêm nhiễm, xác định nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay do vi nấm gây ra giúp việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao. Khi điều trị tiêu diệt mầm bệnh cần tiến hành phân lập vi khuẩn, làm kháng sinh đồ để có thể lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.
Thăm khám khu vực mũi, xoang xem có bị viêm hay không, kết hợp điều trị bổ sung nếu viêm nhiễm thì việc điều trị mới đạt được kết quả cao.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn mà bạn có thể dễ dàng áp dụng:
– Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để giảm cảm giác đau họng và tránh nhiễm trùng.
– Tăng cường uống nhiều nước để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa sốt và khơi thông cổ họng.
– Uống mật ong sẽ có tác dụng chống nhiễm trùng, bảo vệ họng đồng thời cung cấp vitamin cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
– Sử dụng tỏi trong các bữa ăn hàng ngày, tỏi có chứa allicin, một dạng kháng sinh rất mạnh trong tiêu diệt vi khuẩn và virus, người bị bệnh viêm họng hay viêm họng có hạt nên ngậm tép tỏi sống trong khoảng từ 5-10 phút hoặc giã nhỏ, thêm nước và mật ong đun sôi để tạo thành hỗn hợp sánh mịn.
– Nâng cao sức khỏe hàng ngày bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất để cơ thể tăng đề kháng và miễn dịch.
– Thăm khám bác sĩ sớm khi phát hiện có các dấu hiệu của bệnh viêm họng để xác minh nguyên nhân gây bệnh và điều trị phù hợp, tránh tình trạng tự ý mua thuốc tại nhà vì có thể vô tình khiến bệnh trở nên dai dẳng, khó điều trị dứt điểm.
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ nhỏ không khó
Nếu bị tình trạng viêm họng kéo dài, không thuyên giảm, người bệnh cần thực hiện thăm khám sớm để được chẩn đoán, điều trị dứt điểm.
Viêm họng hạt là bệnh lý có thể chuyển biến rất nhanh và gây suy giảm nghiêm trọng đến chức năng của hệ hô hấp. Do đó nếu bị tình trạng viêm họng kéo dài, không thuyên giảm, người bệnh cần thực hiện thăm khám sớm để được chẩn đoán, điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, việc kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực sẽ hỗ trợ và ngăn ngừa bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.