Viêm họng hạt mãn tính là một dạng quá phát của bệnh viêm họng mãn tính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý vị phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Bạn đang đọc: Viêm họng hạt mãn tính có dễ điều trị?
1. Thế nào là viêm họng hạt mãn tính?
Viêm họng hạt thường hình thành phía sau thành họng, các hạt có kích thước khác nhau. Các hạt này có kích thường nhỏ bằng đầu ghim, có hạt to bằng hạt đậu, gây kích thích khiến cổ họng người bệnh đau rát, ngứa họng, khó chịu khi nhai nuốt thức ăn. Viêm họng hạt là tình trạng vùng họng bị viêm nhiễm kéo dài khiến các lympho phía sau phải làm việc trong thời gian dài, phình to thành các hạt.
Viêm họng hạt là bệnh lý phổ biến thuộc đường hô hấp
Viêm họng hạt được xem là loại bệnh phổ biến của đường hô hấp, dễ xảy ra ở hầu hết các đối tượng, đặc biệt là trẻ em và những người có cơ địa yếu kém. Viêm họng hạt thường đi kèm với các triệu chứng ho, sốt, đau rát cổ họng, sưng hạch bạch huyết, cảm giác vướng họng hay khạc nhổ…
1.1. Yếu tố nào gây viêm họng hạt mãn tính?
Đa phần viêm họng hạt thường xảy ra vào mùa lạnh, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây ra bệnh này:
– Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đây thường là nguyên nhân chính của hầu hết các bệnh răng miệng. Bởi khi bạn không cẩn thận làm tổn thương vùng khoang miệng sẽ tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn hoặc virus tấn công xâm nhập, gây viêm họng hạt.
– Vi khuẩn, virus xâm nhập: Các loại vi khuẩn, virus của các loại bệnh cảm cúm, sởi,…đều là những nguyên nhân gây bệnh.
– Môi trường sống ô nhiễm: Việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi độc hại, thay đổi thời tiết thất thường cũng là yếu tố gây bệnh.
– Biến chứng của viêm họng cấp: Viêm họng cấp tính nếu không được điều trị kịp thời và để triệu chứng kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ chuyển sang viêm họng hạt.
– Biến chứng của viêm amidan mãn tính: Bản chất của bệnh viêm amidan mãn tính là viêm họng hạt.
– Các nguyên nhân khác: có thể là do tác dụng phụ của thuốc, chấn thương vùng cổ hoặc họng, dị vật, hoặc lạm dụng giọng nói.
Ô nhiễm không khí, khói bụi là nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt
1.2. Phân biệt viêm họng hạt mãn tính và viêm họng bình thường
Thực tế, viêm họng hạt là một dạng quá phát của viêm họng mãn tính. Khi các triệu chứng của viêm họng kéo dài mà không có biện pháp điều trị, bệnh sẽ phát triển nặng hơn và hình thành các hạt to trong vòm họng.
Triệu chứng của 2 loại bệnh này đều khá giống nhau và khó phân biệt qua dấu hiệu của cơ thể. Người bệnh nên đến khám chuyên khoa để được can thiệp sâu và chẩn đoán chính xác nhất.
2. Viêm họng hạt mãn tính có dễ lây không?
Viêm họng hạt được xét là bệnh lý đường hô hấp nên có 2 đường lây chính là trực tiếp và gián tiếp.
– Lây qua trực tiếp: Người bệnh có thể lấy qua đường hô hấp khi tiếp xúc với nước bọt, chất nhầy và dịch của bệnh nhân. Có thể là khi bệnh nhân hắt xì hơi, sổ mũi trước mặt, virus sẽ bay từ người bệnh lan truyền vào không khí và tấn công vào người đối diện.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp việc hóc xương cá nhỏ có tự khỏi
Hắt xì hơi làm vi khuẩn, virus bay vào trong không khí, lây sang người đối diện
– Lây gián tiếp: Sử dụng các những vật dụng chung trong gia đình cũng rất dễ có khả năng lây nhiễm như quần áo, bàn chải đánh răng, khăn mặt, chén đũa… Vì vậy bệnh nhân mắc viêm họng hạt nên sử dụng riêng những vật dụng trên để tránh lây lan trên diện rộng.
3. Viêm họng hạt mãn tính có dễ điều trị?
Có rất nhiều người lầm tưởng rằng viêm họng hạt là bệnh khó điều trị. Thực tế, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì các triệu chứng sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ khó trị dứt điểm hơn, cần phải kiên nhẫn và thời gian dài để khắc phục.
Dưới đây là mẹo chữa viêm họng hạt an toàn tại nhà bằng các thảo dược tự nhiên:
– Súc miệng với nước muối sinh lý: Nước muối có công dụng kháng khuẩn đặc hiệu, giảm đau họng và chống nhiễm trùng. Bạn nên súc miệng vào sâu trong cổ họng và thực hiện hàng ngày, 2 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả tuyệt đối.
– Mật ong trà chanh: Khi pha 1 tách trà hãy cho thêm 1 chút mật ong để sát khuẩn, bảo vệ cổ họng và sử dụng hàng ngày như thức uống.
– Lá tía tô: Đem rửa sạch rồi nghiền với nước uống hàng ngày 5 lần giúp tăng khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh ở vòm họng.
>>>>>Xem thêm: Biết tuốt từ A – Z bệnh viêm họng mãn tính
Mật ong cùng trà chanh giúp diệt khuẩn, thanh lọc cổ họng
Bên cạnh đó bạn cũng nên bỏ túi một số mẹo nhằm phòng tránh bệnh tái phát:
– Điều trị dứt điểm bệnh viêm họng ngay ở giai đoạn đầu mới khởi phát để tránh bệnh chuyển sang mạn tính.
– Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài trời hoặc ở những nơi ô nhiễm, có nhiều khói bụi.
– Hạn chế hút thuốc và tránh uống các chất kích thích như rượu bia, cà phê…
– Luôn giữ ấm cổ và cơ thể: không ăn kem hoặc uống nước đá
– Bổ sung vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
– Chủ động khám sức khỏe định kỳ chuyên khoa tai – mũi – họng để phát hiện sớm bệnh
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị bệnh viêm họng hạt, giúp bạn tìm ra được cách trị bệnh dứt điểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.