Viêm HP dạ dày có nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm HP dạ dày là tình trạng viêm loét dạ dày do khuẩn HP, gây đau đớn, khó chịu, phân có máu, đầy hơi, chướng bụng… Để điều trị cần kết hợp trị viêm dạ dày với trị HP để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh.

1. Viêm HP dạ dày nguy hiểm như thế nào?

Vi khuẩn HP là vi khuẩn cư trú được tại môi trường dạ dày nơi có độ acid cao. Ở trạng thái bình thường, vi khuẩn có lợi vì tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, một số chủng vi khuẩn HP gây hại. kết hợp với điều kiện thuận lợi, cư trú tại vùng niêm mạc dạ dày và gây tổn thương dẫn tới viêm loét.

Khi vi khuẩn HP tăng số lượng đột biến làm viêm loét dạ dày thì cần điều trị dứt điểm để bảo vệ dạ dày. Tránh viêm dạ dày nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng viêm HP dạ dày điển hình như:

1.1 Đau bỏng rát vùng thượng vị

Cơn đau do khuẩn HP tấn công và gây viêm loét dạ dày. Cơn đau dạ dày kéo dài, thường xuất hiện vào sau khi ăn tối hoặc ban đêm. Cơn đau kéo dài khiến sức khỏe người bệnh suy giảm, ảnh hưởng đến cả chất lượng giấc ngủ.

1.2 Xuất huyết tiêu hóa do viêm HP dạ dày

Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa có thể kể đến như nôn ra máu, đi ngoài phân đen cho thấy viêm loét dạ dày tá tràng đã ở mức độ nặng. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh dễ thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, người mệt mỏi.

viem hp da day 1

1.3 Triệu chứng viêm HP dạ dày khác

Viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP cũng gây ra một số triệu chứng như: Chán ăn, buồn nôn, nôn khan, hay bị ợ chua, ăn không ngon miệng…

Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh dễ bị tụt cân nghiêm trọng không rõ nguyên nhân. Triệu chứng càng xuất hiện dày đặc và càng nghiêm trọng thì tình trạng viêm loét càng nặng. Lúc này, vi khuẩn HP cũng càng nhiều và khó điều trị. Bởi vậy nên khi thấy những triệu chứng đầu tiên, người bệnh nên đến khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín,.

2. Nhiễm vi khuẩn HP do đâu?

Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như khu vực địa lý, tuổi tác, thói quen sinh hoạt và chất lượng sống. Có những người nhiễm khuẩn HP từ nhỏ nhưng đến khi trưởng thành mới có dấu hiệu bệnh. Vì khi vào đường tiêu hóa, khuẩn HP sẽ âm thầm phát triển, làm thay đổi môi trường niêm mạc dạ dày, tăng nồng độ acid. Khi niêm mạc dạ dày mỏng và yếu ớt thì bắt đầu xuất hiện các vết loét. Khuẩn HP thường xâm nhập qua đường ăn uống nên phổ biến ở người có môi trường sống kém vệ sinh, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

3. Chẩn đoán viêm dạ dày HP

Dù nhiễm HP là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày, nhưng không phải mọi bệnh nhân viêm dạ dày đều có khuẩn HP. Bởi vậy không phải ai cũng làm xét nghiệm chẩn đoán. Một hoặc nhiều thủ thuật xét nghiệm được tiến hành sau khi được bác sĩ thăm khám lâm sàng bao gồm:

– Xét nghiệm phân

– Kiểm tra hơi thở

– Nội soi

– Phương pháp khác: Chụp X – quang dạ dày thực quản, chụp cắt lớp CT, xét nghiệm máu…

viem hp da day 3

4. Phòng ngừa viêm dạ dày HP

Chủ động ngăn ngừa nhiễm khuẩn HP để kiểm soát vi khuẩn cũng là cách hiệu quả để tránh các bệnh dạ dày khó điều trị như viêm loét dạ dày.

4.1 Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân

Tiếp xúc sử dụng chung vật dụng cá nhân, đặc biệt là dụng cụ trong bữa ăn là con đường dễ lây nhiễm khuẩn HP nhất. Vi khuẩn dễ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp đường nước bọt nên cần lưu ý.

4.2 Hạn chế thực phẩm sống, thực phẩm lên men

Thực phẩm sống hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP, tiến triển bệnh viêm loét nặng và nguy hiểm hơn.

4.3 Vệ sinh thường xuyên

Rèn luyện thói quen thường xuyên rửa tay, đặc biệt là trước khi ăn, khi đang chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.

Giữ vệ sinh trong chế biến thức ăn bằng các dùng nguồn nước sạch khi chế biến và dụng cụ nhà bếp sạch sẽ… Ăn chín uống sôi.

4.4 Tập thể dục thường xuyên

Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng cách tập thể dục thường xuyên, thúc đẩy thải độc cơ thể.

5. Phương pháp điều trị viêm dạ dày HP

Viêm HP dạ dày khó điều trị do có khả năng kháng với kháng sinh. Nếu không điều trị theo liệu trình thích hợp, vi khuẩn có thể tiến hóa khiến bệnh nghiêm trọng hơn, khó kiểm soát hơn và khó tiêu diệt sau này, Bởi vậy khi có các dấu hiệu viêm loét dạ dày thì người bệnh nên đi xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn HP.

Nếu nhiễm khuẩn HP, người bệnh cần được chẩn đoán tình trạng và lên phương án điều trị phù hợp bằng kháng sinh. Không tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chẩn đoán nhiễm khuẩn HP để tránh kháng thuốc.

Phác đồ điều trị viêm dạ dày do HP đã được xây dựng và áp dụng rộng rãi, đạt được mục tiêu điều trị và tiêu diệt ít nhất 80-95% khuẩn HP.

Các phương pháp cải thiện tại nhà chỉ giúp giảm các triệu chứng tức thời, giảm đau chứ không thể diệt vi khuẩn HP. Người bệnh nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn, kết hợp với lối sống khoa học để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa tái phát.

viem hp da day 4

6. Điều trị vi khuẩn HP ở đâu tốt nhất?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu cúc là địa chỉ uy tín thăm khám và viêm Hp dạ dày. Với đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và điều trị vi khuẩn HP cùng đầy đủ phương pháp và thiết bị y tế giúp chẩn đoán vi khuẩn HP chính xác nhất.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI là một trong số ít bệnh viện nuôi cấy vi khuẩn HP, sử dụng kháng sinh đồ xác định vi khuẩn kháng thuốc. Để đặt lịch, quý khách vui lòng liên hệ tới hotline của hệ thống y tế Thu Cúc để được nhân viên tư vấn hỗ trợ nhiệt tình. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngại chia sẻ để được giải đáp kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *