Bệnh viêm khớp bả vai có thể gây ảnh hưởng tới vận động hai cánh tay và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác.
Bạn đang đọc: Viêm khớp bả vai: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
1. Thế nào là viêm khớp bả vai?
Viêm khớp bả vai là những trường hợp bị đau, khó vận động vai do tổn thương phần mềm bao quanh khớp gồm: gân, bao khớp, cơ, dây chằng, ngoại trừ những tổn thương đầu xương, sụn, màng hoạt dịch. Trong đó, viêm khớp vai thể đông cứng là phổ biến nhất.
Thể đông cứng khớp bả vai diễn ra do sự dày lên của bao khớp vai. Lúc này, người bệnh cảm thấy đau, khó cử động bả vai. Cơn đau sẽ tăng dần cường độ và tần suất theo thời gian.
Tại Việt Nam, viêm khớp bả vai chiếm khoảng 2% tổng dân số. Ngoài ra, bệnh này chiếm tỷ lệ khoảng 12,5% trên số bệnh nhân mắc bệnh khớp.
Viêm khớp bả vai gây đau, khó khăn khi cử động vai, cánh tay
2. Các giai đoạn của viêm khớp bả vai
Triệu chứng viêm khớp bả vai là những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Những cơn đau khiến người bệnh khó khăn khi vận động vai, kể cả khi được người khác hỗ trợ. Biểu hiện bệnh theo từng giai đoạn là:
2.1. Viêm khớp bả vai giai đoạn 1
Đầu tiên là giai đoạn đóng băng. Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt gặp các cơn đau nhức vai khi đưa tay lên. Tình trạng đau chủ yếu xảy ra vào buổi tối hoặc khi người bệnh nằm nghiêng. Sau một thời gian, cơn đau càng dữ dội hơn và có thể kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng.
2.2. Viêm khớp bả vai giai đoạn 2
Sau đó là giai đoạn đông cứng. Đi kèm các cơn đau là tình trạng cứng vai. Lúc này cơ vai bắt đầu teo nhẹ do người bệnh không thể vận động thường xuyên. Trong thời gian 4–6 tháng, việc vận động sinh hoạt và làm việc sử dụng khớp bả vai sẽ rất khó khăn.
Tìm hiểu thêm: Hiện tượng viêm cột sống dính khớp đáng lo ngại
Viêm khớp vai xảy ra do làm việc gắng sức trong thời gian dài
2.3. Viêm khớp bả vai giai đoạn 3
Cuối cùng là giai đoạn tan băng. Sau thời gian 6 tháng đến 2 năm, hai bả vai có thể lấy lại sức mạnh hoàn toàn và vận động như bình thường.
3. Nguyên nhân viêm khớp bả vai
Một số nguyên nhân chính dẫn đến viêm khớp ở hai bả vai là:
– Do thoái hóa ở người lớn tuổi gây ra viêm. Đặc biệt, người từ 50 tuổi trở lên thường dễ mắc bệnh do càng già xương khớp càng yếu đi.
– Tổn thương khớp vai do làm việc quá sức hay gặp chấn thương thể thao. Các môn cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ, tennis… phải sử dụng đến khớp vai và cánh tay có thể khiến người bệnh gặp các chấn thương không đáng có. Các chấn thương lặp đi lặp lại sẽ làm tổn thương các gân cơ bao quanh khớp vai.
– Các chấn thương do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động cũng dễ dẫn tới viêm khớp bả vai.
– Người bệnh bị viêm bao hoạt dịch hay viêm gân cánh tay là đối tượng của bệnh.
– Một số bệnh lý khác gây đau khớp bả vai như bệnh tiểu đường, thần kinh, tim mạch, hô hấp…
4. Phương pháp chẩn đoán viêm khớp bả vai
Để điều trị viêm khớp bả vai hiệu quả, người bệnh được khuyến cáo kết hợp nhiều biện pháp điều trị với nhau.
4.1. Điều trị nội khoa
– Giảm đau bằng thuốc: Một số thuốc giảm đau có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức vai. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia y tế nếu muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng cụ thể và hướng dẫn người bệnh sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp có chữa được không và giải đáp từ bác sĩ
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau do viêm khớp bả vai
– Tiêm corticoid: Đây là phương pháp áp dụng cho bệnh nhân thể đau khớp bả vai đơn thuần. Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiêm corticoid vào bao gân hoặc tiêm vào bao thanh dịch dưới cơ delta. Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh chỉ tiêm 1 lần duy nhất. Sau thời gian 3-6 tháng có thể tiêm nhắc lại nếu tái phát bệnh.
– Nội soi ổ khớp vai để lấy tinh thể canxi lắng đọng.
– Tiêm huyết tương tiểu cầu: Đối với những người dưới 60 tuổi đứt bán gân mũ cơ quay do các chấn thương, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiêm huyết tương chứa nhiều tiểu cầu. Huyết tương giàu tiểu cầu có khả năng phục hồi sức khỏe vốn có của cơ thể. Thông qua đó, người bệnh có thể đẩy nhanh thời gian hồi phục các tế bào, hạn chế các cơn đau và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
4.2. Sinh hoạt khoa học
– Bổ sung các loại thực phẩm nhằm phòng ngừa và cải thiện thoái hóa khớp.
– Thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống, vận động hợp lý. Người bệnh cần để vai nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức. Sau khi điều trị một thời gian, người bệnh có thể tập luyện nhẹ nhàng, từ từ để phục hồi chức năng khớp bả vai.
4.3. Điều trị ngoại khoa
– Phẫu thuật nối gân: Với thể giả liệt khớp vai, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật. Với người trẻ tuổi và bị đứt gân do chấn thương, phương pháp này cũng được áp dụng.
Trong trường hợp bệnh nhân trên 60 tuổi bị đứt gân do thoái hóa, bác sĩ cần thăm khám kỹ lưỡng, xác định tình trạng sức khỏe bệnh nhân, nếu sức khỏe ổn định mới có thể tiến hành phẫu thuật.
4.4. Vật lý trị liệu
Bằng cách thực hiện các liệu pháp mát xa, châm cứu hay bấm huyệt… người bệnh có thể giảm các cơn đau ở vai. Khi cơn đau không có hiện tượng sưng hoặc nóng lên, người bệnh có thể áp dụng các liệu pháp nhiệt: bó nến, hồng ngoại, sóng ngắn, sóng siêu âm… để hỗ trợ điều trị.
Khi vai đã bị sưng, đau nhiều, người bệnh phải hạn chế vận động ở vùng bị tổn thương. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần duy trì tập luyện thường xuyên để phục hồi khả năng vận động của khớp vai.
5. Phòng bệnh viêm khớp bả vai như thế nào?
Để giảm áp lực lên khớp vai và ngăn chặn tình trạng viêm, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
– Tránh làm việc nặng, lao động gắng sức, mang vác nặng gây áp lực lớn lên vai.
– Cẩn trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cố gắng tránh tổn thương, chấn thương khớp vai.
– Không đột ngột đổi tư thế vai. Trước khi vận động cần làm nóng và cử động vai nhẹ nhàng.
– Nghỉ ngơi hợp lý để bả vai thư giãn sau thời gian dài làm việc hoặc sau khi thực hiện các hoạt động liên quan đến khớp vai.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm khớp bả vai, giúp rút ngắn thời gian trị bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.