Viêm khớp bàn chân là tình trạng viêm xương khớp mà nhiều người rất hay gặp. Tuy nhiên, đa số đều không biết rõ nguyên nhân do đâu. Do đó không tránh khỏi sự lo lắng, hoang mang và thắc mắc về mức độ nguy hiểm của bệnh. Bài viết này sẽ làm sáng tỏ những điều này nên đừng bỏ qua nhé.
Bạn đang đọc: Viêm khớp bàn chân do đâu? Có nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp bàn chân
Có rất nhiều yếu tố gây bệnh, cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:
– Do tuổi tác, đặc biệt với tuổi càng cao thì quá trình thoái các khớp xương càng được đẩy nhanh. Cấu trúc và mật độ xương không được bảo đảm sẽ khiến tình trạng sưng, đau xảy ra.
– Do vi khuẩn, nấm tấn công khớp bàn chân gây nên nhiễm khuẩn khớp.
– Chấn thương khớp bàn chân trong quá trình làm việc hay chơi thể thao. Khi chấn thương này không được điều trị đến nơi đến chốn sẽ rất dễ dẫn tới nhiễm trùng. Từ đó người bệnh đau nhức dữ dội và nguy cơ gặp nhiều di chứng về sau.
– Do ảnh hưởng của hiện tượng chèn ép dây thần kinh. Bởi bàn chân tập hợp hệ thống dây thần kinh và dây chằng phức tạp nhất trên cơ thể. Khi đứng hay ngồi quá lâu, đi giày quá chật sẽ tạo một tác động tiêu cực và chèn ép dây thần kinh, gây đau đớn.
Đi giày quá chật có thể làm chèn ép dây thần kinh ở bàn chân và gây sưng đau
– Do ảnh hưởng từ bệnh viêm khớp dạng thấp. Được đánh giá là bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở bàn chân và ảnh hưởng tới các khớp cổ chân, gót chân, mũi chân,…
– Người có bàn chân bẹt có nguy cơ bị viêm khớp nhiều hơn. Vì bàn chân bẹt khiến việc di chuyển khó khăn và dễ bị tổn thương. Vì vậy rất dễ dẫn đến viêm nhiễm cơ xương bàn chân.
– Do ảnh hưởng của bệnh gout. Từ hiện tượng tích tụ acid uric trong máu, dẫn tới hệ lụy là đau nhức xương khớp dữ dội, đặc biệt là vùng mắt cá chân.
2. Triệu chứng thường gặp
Tùy vào trường hợp viêm khớp bàn chân trái hoặc phải mà triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau.
Với tình trạng viêm khớp ở bàn chân trái, các triệu chứng điển hình có:
– Cơn đau xuất hiện tại khu vực bàn chân trái.
– Khi người bệnh vận động hoặc đi lại, cơn đau tăng dần và nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục vận động.
– Chân trái sưng đỏ, phù nề, cảm thấy buốt và nhức.
– Xuất hiện tình trạng tê bì ở bàn chân trái, lúc này người bệnh khó có thể đi lại hay đứng thẳng.
Đau khu vực bàn chân, thi thoảng bị tê bì không thể cử động
Với tình trạng viêm khớp ở bàn chân phải thì sẽ có các triệu chứng sau:
– Cơn đau xuất hiện tại khu vực bàn chân phải
– Chân phải mất sức và khiến áp lực vận động bị dồn vào chân trái.
– Chân luôn trong tình trạng đau nhức, buốt và các cơn đau có xu hướng lan dần lên phía trên.
– Chân bị sưng đỏ, phù nề khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, đứng lên ngồi xuống.
3. Mức độ nguy hiểm của bệnh và cách điều trị
3.1. Bệnh viêm khớp bàn chân có nguy hiểm không?
Bệnh viêm khớp nếu kéo dài sẽ chuyển hóa dần sang bệnh mãn tính. Bệnh viêm khớp xương bàn chân cũng không ngoại lệ. Bệnh thường bắt đầu từ những cơn đau đột ngột, đau mơ hồ và chỉ rõ rệt khi ấn vào. Ở giai đoạn đầu, bệnh chưa ảnh hưởng quá nhiều đến việc cử động và sinh hoạt nên người bệnh thường chủ quan, xem nhẹ.
Tuy nhiên, với tính chất diễn tiến âm thầm và phức tạp, khi bệnh càng thêm nặng thì việc điều trị lúc này rất khó khăn. Khi không được điều trị sớm và đúng cách có thể làm giảm khả năng vận động và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, điển hình nhất là biến dạng khớp vĩnh viễn và làm mất khả năng đi lại.
Chính vì thế nếu bị đau, viêm sưng kèm theo những bất thường ở khớp bàn chân, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu thêm: Nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần lưu ý
Viêm khớp bàn chân có thể để lại biến chứng biến dạng khớp
3.2. Bệnh viêm khớp bàn chân điều trị bằng cách nào?
Trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định 1 số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng có thể kể đến như:
– Chụp X-quang
– Chụp MRI
– Xét nghiệm dịch khớp
– Soi khớp
Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ kết luận mức độ nặng – nhẹ của bệnh và tư vấn hướng điều trị hiệu quả nhất. Một số cách thức điều trị bệnh viêm khớp bàn chân hiện nay được áp dụng đó là:
– Sử dụng thuốc giảm đau/kháng viêm đau khớp
– Phẫu thuật xương khớp nếu dùng thuốc không mang lại hiệu quả
– Tập vật lý trị liệu
Kiểm tra xương khớp ngay khi có dấu hiệu bất thường ở bàn chân
4. Một số phương pháp cải thiện cơn đau tại nhà
Nếu xuất hiện các triệu chứng đau khớp bàn chân ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp cải thiện cơn đau tại nhà sau đây:
– Chườm đá lạnh
– Massage bàn chân 2-4 lần/ngày
– Đắp ngải cứu ở khu vực sưng đau khoảng 15-20 phút
>>>>>Xem thêm: Gãy Xương Đòn Có Tập Tạ Được Không?
Massage bàn chân mỗi ngày giúp cải thiện cơn đau
Có thể thấy, bệnh viêm khớp bàn chân là do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh hoàn toàn có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng đau nhức, sưng tấy ở khu vực bàn chân thì bạn cần tới bệnh viện kiểm tra ngay để ngăn ngừa biến chứng do viêm khớp gây nên. Đồng thời, chủ động và duy trì thăm khám sức khỏe 6 tháng/lần sẽ giúp an tâm hơn về sức khỏe cơ xương khớp cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.