Viêm khớp cùng chậu khiến người bệnh đi lại khó khăn. Cơn đau lan từ vùng thắt lưng xuống mông, hai đùi, có thể lan xuống cẳng chân và bàn chân… gây khó chịu. Vậy viêm khớp vùng cùng chậu có điều trị được không? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Viêm khớp cùng chậu có điều trị được không?
Bệnh nhân đau phần thắt lưng, mông nhiều trong bệnh viêm khớp vùng cùng chậu
1. Viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp ở vùng cùng chậu là tình trạng viêm tiến triển ở một hoặc cả hai khớp xương cùng. Khớp này là nơi nối giữa xương cùng và khung xương chậu. Đây là một phần của viêm cột sống, thuộc bệnh lý thoái hóa cột sống, bao gồm một số tình trạng như: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến… Viêm khớp vùng cùng chậu gây đau lưng dưới, mông, đùi. Bệnh này có thể dễ nhầm với đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp cột sống… Vì điểm đau tương tự nhau.
2. Các dấu hiệu cảnh báo viêm khớp ở vùng cùng chậu
Viêm khớp vùng cùng chậu, bệnh nhân có thể có một số triệu chứng như:
– Cơn đau xuất hiện ở vùng cùng cụt, thắt lưng, mông, hông, đùi, lưng dưới, lan xuống 2 bên háng, có thể kéo dài xuống một hoặc cả hai chân, bàn chân. Cơn đau có thể cảm giác như có vật nhọn đâm vào hoặc nhức buốt, âm ỉ.
– Bệnh nhân khó thực hiện động tác cúi, ngửa, xoay…
– Đứng lâu hoặc bước lên cầu thang, chạy bộ, dồn lực về một chân, bệnh nhân sẽ cảm nhận cơn đau dữ dội hơn. Nhiều trường hợp, bệnh nhân còn thấy tê cứng khi đứng, ngồi lâu.
– Khó co chân, gập, duỗi, khoanh tròn
– Dáng đi đứng thay đổi do vận động hạn chế
– Có hiện tượng Sưng, nóng, đỏ, đau ở vị trí viêm
– Ở phụ nữ mang thai, cơn đau xuất hiện ở mọi tư thế
– Một số trường hợp khi viêm khớp vùng cùng chậu bị sốt nhẹ
Tìm hiểu thêm: Điều trị gãy xương đòn thực hiện bằng những cách nào?
Tỉ lệ nam giới mắc cao hơn nữ giới tới 2- 3 lần đối với bệnh lý này
3. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng viêm khớp cùng chậu
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm khớp vùng cùng chậu có thể kể đến:
3.1 Thoái hóa khớp dẫn đến đau khớp cùng chậu
Sự phân hủy lớp sụn trong khớp, làm cho bệnh nhân đau đớn khi vận động, các phần đầu xương cọ xát vào nhau, gây sưng, đau. Phần khớp vùng cùng chậu chịu trọng tải lực của cơ thể lớn, sức ép này gây đau trong quá trình đi lại, di chuyển. Khớp này rất dễ bị tổn thương do thoái hóa, gai xương phát triển xung quanh khớp, dẫn đến đau và rối loạn chức năng.
3.2 Viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp khiến hệ thống miễn dịch nhầm tưởng tấn công vào khớp vùng cùng chậu, dẫn đến viêm khớp. Lúc này, lớp màng hoạt dịch dày lên bất thường, khiến khớp bị sưng, đau và cứng khớp khi cử động.
3.3 Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus làm tổn thương tế bào da, máu, thận, não… Tổn thương sụn khớp, làm bệnh nhân đau ở vùng thắt lưng, chậu.
3.4 Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp gây viêm khớp, dây chằng và gân quanh khớp kể cả vùng cùng chậu. Bệnh này xuất hiện ở nam giới gấp 2 – 3 lần so với nữ giới.
3.5 Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là bệnh tự miễn mãn tính, có thể tấn công vào vùng khớp vùng cùng chậu, gây viêm.
3.6 Gout và giả Gout
Sự lắng đọng của các tinh thể axit uric cực nhỏ trong các mô mềm của khớp, gây hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau thì được gọi là Gout. Nếu các tinh thể này là Canxi lắng đọng gây viêm thì là bệnh giả Gout.
3.7 Viêm khớp phản ứng
Viêm khớp vùng cùng chậu và/hoặc các phần khác của cột sống là một trong các triệu chứng phổ biến của viêm khớp phản ứng. Tình trạng này được kích hoạt bởi nhiễm trùng và trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng thường đã khỏi vào thời điểm các triệu chứng viêm khớp phản ứng xuất hiện.
3.8 Chấn thương
Té ngã, tai nạn chấn thương vào vùng cùng chậu, gây viêm sưng, đau. Áp lực từ bên ngoài tác động vào làm tổn thương dây chằng hỗ trợ bao quanh vùng khớp, gây viêm.
3.9 Vận động quá mức
Người tập Gym hoặc bưng bê nặng, lặp lại nhiều lần có thể gây viêm khớp này. Người đứng lâu, ngồi lâu đặc biệt là phụ nữ mang thai, người có vùng lưng yếu, cấu trúc không ổn định.
3.10 Mang thai
Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai có thể gây viêm khớp dạng thấp.
3.11 Nhiễm trùng
Một số trường hợp nhiễm trùng do viêm túi thừa sinh mủ do vi khuẩn Staphylococcus aureus, nhiễm khuẩn dây chằng, viêm đại tràng, viêm vùng kín…có thể gây viêm khớp vùng cùng chậu.
>>>>>Xem thêm: 7 loại rau tốt cho xương khớp vì chứa nhiều canxi
Người bệnh bị viêm khớp vị trí cùng cụt thường cảm thấy đau vùng thắt lưng, hông
4. Viêm khớp cùng chậu có điều trị được không?
Viêm khớp vùng cùng chậu có thể điều trị được khỏi hoàn toàn nếu tuân thủ điều trị và phát hiện sớm. Nếu tình trạng bệnh can thiệp nội khoa không hiệu quả sẽ can thiệp ngoại khoa.
4.1 Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị đau khớp cùng chậu
Một số bài tập vật lý trị liệu giúp vùng chậu hoạt động tốt hơn, hạn chế viêm, giảm đau. Bài tập giúp khớp hoạt động linh hoạt tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt cho khớp vùng cùng chậu. Bác sĩ sẽ tư vấn bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý.
4.2 Sử dụng thuốc
Thuốc giảm đau như: Ibuprofen, Acetaminophen… giúp giảm đau cho bệnh nhân. Thuốc giãn cơ giúp giảm triệu chứng co cứng cơ, co cứng khớp. Thuốc ức chế TNF alpha, giúp kiểm soát viêm cột sống dính khớp. Người đang mang thai nên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
4.3 Phẫu thuật
Điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu trong khoảng vài tuần đến vài tháng, không có dấu hiệu thuyên giảm, thì gười bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn điều trị ngoại khoa xâm lấn ít hoặc nhiều.
4.4 Kích thích điện giúp giảm đau khớp vùng cùng chậu
Kích thích điện có tác dụng kích thích dây thần kinh, cơ ở vùng cùng cụt. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp hợp nhất các xương với nhau. Phương pháp này giúp giảm đau, thư giãn các cơ và giảm trương lực cơ co thắt.
4.5 Sóng xung kích
Sóng xung kích shockwave là nguồn sóng âm mang năng lượng cao, tác động vào đầu mút của các dây thần kinh cảm giác ở kh. Từ đó, thúc đẩy quá trình tái tạo xương và các mô mềm sau tổn thương, giảm đau…
4.6 Đi bộ
Đi bộ có thể giúp xoa dịu cơn đau ở khớp và lưng, hạn chế tình trạng dính khớp, cứng khớp. Hãy tập dần tốc độ và thời gian đi bộ từ ít đến nhiều, từ chậm đến nhanh. Khi cơ thể quen dần sẽ không cảm thấy đau.
5. Biện pháp phòng tránh
Để hạn chế tình trạng đau khớp cùng chậu, chúng ta hãy:
– Mang đồ bảo hộ đầy đủ khi: chơi thể thao, đi xe máy, ô tô… để hạn chế chấn thương.
– Điều trị bệnh lý tiết niệu, tiêu hóa, mạn tính, tự miễn, viêm nhiễm vùng kín… theo phác đồ của bác sĩ. Hạn chế tình trạng viêm nhiễm, bệnh lý tấn công vào các vùng khác của cơ thể.
– Phụ nữ mang thai nên tăng cường vận động, cường độ theo sức khỏe bản thân chịu đựng được, không quá gồng ép. Giúp các mẹ khỏe hơn, hạn chế hiện tượng co cứng cơ, đau khớp, phù.
– Người bình thường cũng nên tập thể dục thường xuyên, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
– Thực đơn lành mạnh
Nên ăn uống đủ chất, không nên kiêng khem quá mức. Khi đang viêm, một số thức ăn dễ gây viêm như thịt bò, thịt gà, rau muống… nên hạn chế để tránh viêm tăng.
Viêm khớp cùng chậu khiến người bệnh đau đớn khi di chuyển vận động. Bệnh lý làm giảm hiệu suất công việc cũng như sức khỏe tinh thần của người bệnh. Hãy áp dụng một số phương pháp đơn giản trên giúp hạn chế tình trạng viêm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.