Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, không thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, bạn cần phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Viêm khớp dạng thấp có triệu chứng gì và cách điều trị
1. Sơ lược bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp) là bệnh lý mạn tính. Bệnh kéo dài theo thời gian và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh hình thành do sự rối loạn tự miễn trong cơ thể. Lúc này hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô của cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp tuy không thể điều trị dứt điểm nhưng nếu điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh ảnh hưởng lớn đến niêm mạc khớp, gây tình trạng sưng đau. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến mòn xương, biến dạng khớp, gây khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt và làm việc hằng ngày.
Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo số liệu thống kê, cứ 100 người trưởng thành sẽ có 1-5 người bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20-40 tuổi. Trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.
2. Biểu hiện viêm khớp dạng thấp theo giai đoạn
Tùy theo từng giai đoạn tiến triển bệnh, viêm khớp dạng thấp sẽ có các triệu chứng khác nhau:
2.1. Giai đoạn I
Ở giai đoạn đầu, viêm màng trên khớp gây sưng và đau khớp. Các tế bào miễn dịch di chuyển đến khu vực viêm làm cho số lượng tế bào trong dịch khớp tăng cao.
2.2. Giai đoạn II
Giai đoạn này bệnh có sự tiến triển ở mức độ vừa phải. Bắt đầu có sự gia tăng và lan truyền viêm trong mô. Mô xương từ từ phát triển ảnh hưởng đến khoang khớp và trên sụn, lâu dần phá hủy sụn khớp và thu hẹp do mất sụn. Giai đoạn II thường sẽ không có dị dạng khớp.
2.3. Giai đoạn III
Đây là giai đoạn bệnh bắt đầu tiến triển nặng hơn. Các khớp bị tổn thương đã làm lộ xương dưới sụn. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường bị đau khớp, sưng tấy, cứng khớp và khó cử động vào buổi sáng. Bên cạnh đó, cơ thể suy nhược, teo cơ và xuất hiện các nốt mẩn dị dạng.
Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ và xử trí đúng cách bệnh viêm khớp chân
Đau nhức, co cứng xương khớp do viêm khớp
2.4. Giai đoạn IV
Đây là giai đoạn cuối và là thời điểm bệnh viêm khớp dạng thấp biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác. Ở giai đoạn này, tình trạng viêm giảm đi và các mô xơ và xương cùng (xương kết hợp) bắt đầu hình thành. Lúc này, khớp không còn hoạt động như bình thường.
Triệu chứng phổ biến của bệnh là đau khớp và xơ cứng khớp. Tình trạng bệnh nặng nhất thường vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi trong một thời gian dài. Nếu cử động nhiều, tình trạng xơ cứng khớp có sự thuyên giảm đi. Triệu chứng này thường xuất hiện bất ngờ và kết thúc nhanh.
Những triệu chứng viêm khớp khác bao gồm:
– Bỏng hoặc ngứa mắt
– Mệt mỏi, sốt cao
– Sưng, nổi nhọt ở chân
– Chán ăn
– Ngứa ran và tê
– Nhịp thở ngắn
– Biến dạng khớp…
3. Viêm khớp dạng thấp do đâu?
Viêm khớp dạng thấp là hậu quả của việc hệ thống miễn dịch tấn công lớp màng bao quanh khớp synovium khiến khớp synovium bị viêm và dày lên. Trường hợp nặng, thậm chí có thể phá hủy sụn và xương phía trong khớp. Bên cạnh đó, các gân và dây chằng giữa các khớp bị giãn và suy yếu dần làm cho khớp mất đi tính liên kết và biến dạng.
Hiện nay, nguyên nhân viêm khớp chưa được giới khoa học khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể dẫn đến bệnh lý này do một số gen khiến người bệnh nhạy cảm hơn với yếu tố môi trường. Chẳng hạn như nhiễm một số virus nhất định và có thể khởi phát bệnh.
4. Biến chứng từ viêm khớp dạng thấp có thể gặp
Viêm khớp dạng thấp tuy không thể chữa trị dứt điểm, nhưng cũng cần điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như:
– Loãng xương: Bệnh và quá trình sử dụng một số loại thuốc trị bệnh có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, dẫn tới xương giòn và dễ gãy.
– Nhiễm trùng: Bệnh và tác dụng phụ của thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến người bệnh dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng.
– Khô mắt và miệng: Người bệnh viêm khớp có nguy cơ mắc hội chứng Sjogren, khiến độ ẩm trong mắt và miệng giảm.
– Bệnh tim mạch: Nếu bệnh diễn biến nặng, nguy cơ xơ cứng, tắc nghẽn động mạch và viêm túi bao quanh tim tăng cao.
– Ung thư hạch: Người bị viêm khớp dạng thấp thường có nguy cơ bị bệnh ung thư hạch. Đây là bệnh trong nhóm ung thư máu của hệ thống bạch huyết.
– Thành phần bất thường: Bệnh nhân viêm khớp tỷ lệ mỡ cao hơn so với cơ. Ngay khi người bệnh có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường.
– Bệnh phổi: Người bị viêm khớp có thể bị viêm và sẹo mô phổi, tình trạng này sẽ gây khó thở, các bệnh về phổi.
5. Điều trị viêm khớp dạng thấp thế nào cho hiệu quả?
Nếu gặp các triệu chứng viêm khớp, người bệnh cần chủ động đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dựa trên các yếu tố về sức khỏe, tuổi tác, tiền sử bệnh và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp có chữa được không và giải đáp từ bác sĩ
Bệnh viêm khớp cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời
5.1. Phương pháp điều trị nội khoa
Một số loại thuốc giảm đau và chống cứng khớp có thể được bác sĩ kê đơn là aspirin, ibuprofen, naproxen, corticosteroid như prednisone… Bác sĩ cũng có thể kê các đơn thuốc mạnh hơn (DMARD) tùy vào tình trạng bệnh. Chúng hoạt động can thiệp hoặc ngăn chặn sự tấn công của hệ thống miễn dịch vào khớp.
Trong trường hợp các thuốc trên không thể cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc sinh học.
5.2. Phẫu thuật
Nếu bệnh nhân trong tình trạng tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động. Phẫu thuật thay phần khớp bị tổn thương bằng các khớp nhân tạo được làm từ nhựa, gốm sứ, kim loại…
Các chỏm xương đùi, khớp gối và khớp háng được bác sĩ chỉ định phẫu thuật thay thế nhiều nhất, làm giảm đau và cải thiện chức năng khớp.
Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp gồm nhiều dạng:
– Phẫu thuật nội soi
– Sửa chữa gân
– Phẫu thuật chỉnh trục
Như vậy, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe để tiến hành điều trị sớm bệnh viêm khớp dạng thấp, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu gặp các vấn đề về khớp, hãy đến khám khoa Cơ xương khớp ngay để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.