Viêm khớp dạng thấp giai đoạn nguy hiểm nhất

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn nào nguy hiểm nhất? Điều trị từ giai đoạn nào sẽ đạt hiệu quả nhanh nhất? Tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Viêm khớp dạng thấp giai đoạn nguy hiểm nhất

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn có thể gây đau đớn và viêm khớp khắp cơ thể. Tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên của cơ thể. Nếu có một khớp ở cánh tay hoặc chân của bạn bị tổn thương thì khớp xương ở cánh tay hoặc chân bên cạnh cũng có thể bị tổn thương.

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn nguy hiểm nhất

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn có thể gây đau đớn và viêm khớp khắp cơ thể.

Đây là một dấu hiệu có thể dùng để phân biệt viêm khớp dạng thấp với các dạng viêm khớp khác. Không có mốc thời gian cụ thể về sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp. Nếu không điều trị sớm, tình trạng bệnh có chiều hướng xấu hơn theo thời gian và tiến triển sang những giai đoạn mới.

Nhiều phương pháp điều trị đã thành công làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu việc điều trị của bạn làm chậm sự tiến triển bệnh thì bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả và cải thiện sức khỏe của bản thân.

2. Những căn nguyên gây viêm khớp dạng thấp

Đây là những bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch thay vì phòng thủ lại quay qua tấn công màng hoạt dịch. Đây là lớp sụn bao bọc xung quanh khớp. Kết quả là tình trạng viêm làm căng bao hoạt dịch, cuối cùng huỷ hoại sụn và xương trong khớp.

Các gân và dây chằng nối khớp với xương cũng yếu hơn và giãn ra. Dần dần các khớp mất đi hình dạng ban đầu và khả năng vận động. Cho đến nay, y khoa vẫn chưa thể tìm thấy lý do vì sao hay nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên có nhiều quan điểm nói rằng bệnh gây ra bởi yếu tố di truyền.

Tuy gen của bạn không trực tiếp gây bệnh, tuy nhiên gen có thể là nguyên nhân khiến bạn dễ dàng bị tổn thương do những tác nhân khác – ví dụ như nhiễm một vài loại virus và vi khuẩn – tác nhân gây bệnh RA.

3. Viêm khớp dạng thấp dạng thấp giai đoạn phát triển

3.1. Viêm khớp dạng thấp dạng thấp giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu, hệ miễn dịch chưa thể tấn công mạnh gây hậu quả nặng nề đối với niêm mạc khớp. Người bệnh mới chỉ bị viêm màng trên khớp dẫn đến đau nhức và sưng khớp không thường xuyên. Các tế bào miễn dịch tập trung chủ yếu ở khu vực xương khớp bị viêm nhiễm nên lượng tế bào bạch cầu trong dịch khớp tăng cao.

3.2. Viêm khớp dạng thấp dạng thấp giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của căn bệnh viêm khớp dạng thấp được ghi nhận đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với hệ xương khớp và sức mạnh. Lúc này, tình trạng viêm trong mô đã xuất hiện và có xu hướng lan rộng.

Cùng với đó, mô xương tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới diện tích khoang khớp và trên sụn, từ đó huỷ hoại sụn khớp. Hậu quả là kích thước khớp cũng nhỏ lại do sụn giảm xuống. Tuy nhiên tình trạng này không dẫn đến biến dạng khớp.

3.3.  Viêm khớp dạng thấp dạng thấp giai đoạn 3

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 3 là giai đoạn nặng nhất. Khi đó, sụn khớp bị phá huỷ hoàn toàn và xương khớp tổn thương nặng nề. Triệu chứng bệnh giai đoạn này xuất hiện rõ rệt và thường xuyên gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của bệnh nhân như: đau khớp, sưng phù khớp, biến dạng khớp, khó vận động… Thậm chí bệnh ở giai đoạn 3 còn dẫn tới suy nhược cơ thể, teo cơ và hình thành các nốt sần dị dạng ở khớp.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm khớp liên cầu – Hiếm gặp nhưng chớ coi thường

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn nguy hiểm nhất

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 3 là giai đoạn nặng nhất.

3.4. Viêm khớp dạng thấp dạng thấp giai đoạn 4

Đây là giai đoạn tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng viêm mất dần nên người bệnh cảm thấy đỡ sưng đau hơn. Tuy nhiên tổn thương xương khớp đã không phục hồi. Các mô xương và xương sụn hình thành làm thoái hóa khớp và suy giảm chức năng khớp.

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp theo mỗi giai đoạn bệnh là khác nhau. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Nếu phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh, bảo vệ cấu trúc xương khớp tốt hơn.

4. Những biến chứng gây hại của viêm khớp dạng thấp

Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:

– Loãng xương: Bệnh lý này kết hợp với một số loại thuốc được dùng điều trị sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Tình trạng yếu xương và làm xương trở nên giòn và dễ gãy.

– Hình thành các khối mô cứng xung quanh những vùng khớp chịu áp lực cao – ví dụ như khuỷu tay. Không chỉ thế, các nốt mụn cũng có thể hình thành ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể – kể cả phổi.

– Khô mắt và môi: Người bệnh có nhiều nguy cơ bị hội chứng Sjogren – căn bệnh làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng.

– Nhiễm trùng: Bản thân căn bệnh này cùng nhiều loại kháng sinh được dùng để chữa trị làm suy yếu hệ thống miễn dịch và gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

– Thành phần cơ thể bất thường: Tỷ lệ mỡ so với cơ bắp cũng cao hơn ở người bệnh viêm khớp dạng thấp. Điều này xả ra cả ở người có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường.

– Hội chứng ống cổ tay: Nếu tình trạng viêm ảnh hưởng đến cổ tay sẽ chèn ép dây thần kinh ở bàn tay và ngón cái sẽ gây ra hội chứng ống cổ tay.

– Bệnh tim mạch: Bệnh làm tăng nguy cơ bị viêm và tắc các mạch máu cũng như viêm màng bao quanh tim.

– Bệnh phổi: Những người bị bệnh RA có nguy cơ bị viêm và sẹo mô phổi có thể dẫn đến khó thở.

– Ung thư hạch: Người bệnh RA có nguy cơ cao bị ung thư hạch – một nhóm ung thư máu phát triển trong hệ bạch huyết.

5. Các giải pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Các cách điều trị này tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

5.1. Điều trị nội khoa

Sau thăm khám, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định những loại thuốc giảm đau và chống viêm. Điều trị bằng thuốc nhằm cải thiện những triệu chứng bệnh và ngăn chặn nguy cơ chuyển biến xấu.

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn nguy hiểm nhất

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân đau mỏi vùng thắt lưng bên phải

Điều trị bằng thuốc nhằm cải thiện những triệu chứng bệnh và ngăn chặn nguy cơ chuyển biến xấu.

5.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp người bệnh thực hiện các bài tập để giảm đau. Ngoài ra giúp ngăn bệnh tiến triển nặng và hồi phục chức năng xương khớp hiệu quả.

5.3. Phẫu thuật

Nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng, điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả thì phẫu thuật là phương án tối ưu. Phẫu thuật giúp điều trị bệnh và hồi phục khả năng vận động cho người bệnh. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thay phần khớp bị tổn thương bằng khớp nhân tạo.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *