Bệnh viêm khớp dạng thấp còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp, là bệnh lý mạn tính do sự rối loạn tự miễn diễn ra ở bên trong cơ thể gây nên. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào trong các mô của chính cơ thể, gây tình trạng viêm dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp. Nó không chỉ phá hủy khiến tổn thương đến hệ khớp mà còn có thể làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể bao gồm phổi, tim, da, mắt và mạch máu.
Bạn đang đọc: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
1. Khái quát về bệnh viêm khớp dạng thấp
Không giống như tổn thương hao mòn của viêm xương khớp, căn bệnh này gây ảnh hưởng lớn đến niêm mạc khớp của bạn, gây sưng đau cuối cùng dẫn tới mòn xương và biến dạng khớp. Điều này khiến cho sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh như viết, mở chai lọ, mặc quần áo và mang vác đồ vật,… đều bị gặp khó khăn. Bên cạnh đó, viêm khớp mắt cá, khớp gối hoặc khớp bàn chân cũng sẽ gây khó khăn cho người bệnh khi đi đứng và cúi người.
Theo ước tính, cứ 100 người trưởng thành thì có khoảng 1 đến 5 người mắc phải căn bệnh này. Bệnh thường phổ biến với những người có độ tuổi khoảng từ 20 đến 40 tuổi. Trong đó, bệnh nhân nữ, đặc biệt là những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai sẽ nhiều gấp 2-3 lần các bệnh nhân nam.
Với diễn biến phức tạp gây hậu quả nặng nề, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, căn bệnh này không thể chữa khỏi một cách hoàn toàn. Tuy nhiên việc điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp hữu hiệu giúp làm ngừng hoặc làm chậm tiến triển của bệnh, đồng thời hạn chế sự tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Theo ước tính, cứ 100 người trưởng thành thì có khoảng 1 đến 5 người mắc phải căn bệnh này
2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp
2.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp
Căn bệnh này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tấn công synovium – lớp màng của màng bao quanh khớp dẫn tới viêm kết quả làm dày synovium, cuối cùng có thể gây phá hủy sụn và xương ở trong khớp. Ngoài ra, các gân và dây chằng giữ cho các khớp với nhau cũng bị giãn và suy yếu đi khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết vốn có.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể biết được chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn miễn dịch này. Tuy nhiên, yếu tố di truyền được xem là có thể liên quan vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng khiến cho bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường bên ngoài, chẳng hạn như việc nhiễm một số vi khuẩn hoặc virus nhất định và qua đó có thể khiến khởi phát bệnh.
2.2. Triệu chứng biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp
Căn bệnh này thường được chia thành 4 giai đoạn như sau:
– Giai đoạn I: viêm màng trên khớp dẫn tới hiện tượng sưng và đau khớp. Các tế bào miễn dịch lúc này di chuyển đến vùng viêm dẫn tới số lượng tế bào tăng cao ở trong dịch khớp.
– Giai đoạn II: bệnh ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn này có sự gia tăng và lan truyền của tình trạng viêm trong mô. Mô xương bắt đầu có sự phát triển gây ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và vùng trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu bị thu hẹp do mất sụn.Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường sẽ không có dị dạng khớp,
– Giai đoạn III: Được đánh giá là giai đoạn nặng. Sự mất đi phần sụn khớp ở trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân sẽ thường bị đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, bị cứng khớp vào buổi sáng, đồng thời thấy suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt dị dạng.
– Giai đoạn IV: Đây được xem là giai đoạn cuối của bệnh. Tại giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và dần hình thành các mô xơ và xương chùng dẫn tới việc ngừng chức năng khớp của bệnh nhân.
Như vậy, triệu chứng phổ biến của bệnh này phần lớn chính là đau khớp và xơ cứng khớp, diễn ra nặng nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong thời gian dài. Tình trạng xơ cứng khớp thường sẽ đỡ hơn sau khi bệnh nhân cử động nhiều lần. Triệu chứng này thường xuất hiện một cách đột ngột và nhanh hết.
Bên cạnh đó, những triệu chứng khác thường bao gồm: cảm thấy bỏng hoặc ngứa mắt, mệt mỏi, nổi nhọt ở vùng chân, nốt sần da, chán ăn, ngứa ran và tê, nhịp thở ngắn và sốt cao. Đồng thời, khớp có thể bị sưng tấy, đỏ, nóng, mềm và biến dạng khớp.
Tìm hiểu thêm: Cách chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp
Triệu chứng phổ biến của bệnh này phần lớn chính là đau khớp và xơ cứng khớp
3. Đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh mà bạn cần lưu ý
– Giới tính: Nữ giới là đối tượng có nhiều khả năng mắc căn bệnh này hơn so với nam giới.
– Tuổi tác: Bệnh này có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng nó thường bắt đầu khi con người ở tuổi trung niên.
– Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh thì nguy cơ mắc của những người còn lại sẽ cao hơn.
– Hút thuốc: Việc hút thuốc lá cũng góp phần làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.
– Người bị phơi nhiễm môi trường: Một số phơi nhiễm như amiăng hoặc silica cũng có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển của bệnh.
– Người bị béo phì: Những người thừa cân hoặc béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn
>>>>>Xem thêm: Hội chứng De Quervain và những thông tin cần biết
Những người thừa cân hoặc béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn
Có thể thấy, viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý khớp tự miễn mạn tính, với tổn thương cơ bản thường bắt đầu ở màng hoạt dịch của vùng khớp. Đây là căn bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, ở độ tuổi trung niên, có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng rõ rệt. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh này mà cần tiến hành thăm khám sớm để bảo vệ sức khoẻ kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.