Viêm khớp đầu gối điều trị thế nào?

Viêm khớp đầu gối là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tùy mức độ bệnh và quá trình điều trị, viêm khớp đầu gối có thể tự khỏi nhưng cũng có thể dẫn đến bại liệt nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Bạn đang đọc: Viêm khớp đầu gối điều trị thế nào?

1. Viêm khớp đầu gối là gì?

Viêm khớp đầu gối là hiện tượng xảy ra khi khớp gối gặp các tổn thương như sụn gối bị bào mòn khiến các xương ngày càng ma sát vào nhau nhiều hơn. Chính tác động này làm giảm tính đàn hồi của sụn khớp, khiến khớp gối đau và sưng, giảm khả năng vận động.

Viêm khớp đầu gối điều trị thế nào?

Độ đàn hồi của sụn khớp giảm gây đau và sưng

Các cơn đau, sưng thường bắt nguồn từ những vấn đề ở khớp gối hoặc các mô mềm, gân, dây chằng, túi hoạt dịch bao quanh đầu gối. Một số trường hợp viêm khớp gối tiến triển nhanh và không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ thoái hóa nặng, thậm chí là bại liệt. Bởi vậy, người bệnh cần đi khám để chẩn đoán đúng nguyên nhân, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

2. Biểu hiện viêm khớp đầu gối thường gặp

2.1. Đau khớp

Các cơn đau nhức đột ngột xuất hiện kể cả lúc nghỉ ngơi hay làm việc, làm ảnh hướng đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, sau khi thức dậy vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy đau nhức nhiều hơn. Cơn đau cũng khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ lại nếu tỉnh giấc giữa đêm. 

2.2. Sưng khớp 

Đi kèm với các cơn đau là tình trạng sưng phồng các khớp gối. Qua cảm nhận bằng tay, người bệnh có thể thấy chân sưng to hơn và có nhiệt độ cao hơn các vị trí khác trên cơ thể. 

2.3. Viêm khớp đầu gối gây cứng khớp

Cứng khớp gối làm người bệnh vận động khó khăn. Khớp gối dễ bị co cứng khớp, khó cử động. Việc đi lại hay vận động làm việc vô cùng khó khăn đối với người bệnh gặp phải tình trạng này. 

2.4. Vận động khớp khó khăn 

Do sụn đã bị mài mòn, khớp gối cử động không còn linh hoạt như trước. Khi bệnh nhân thực hiện các động tác cúi người, ngồi xổm… sẽ gây đau nhức dữ dội. Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. 

Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị bệnh viêm gân gấp, gân duỗi

Viêm khớp đầu gối điều trị thế nào?

Người viêm khớp gối thường khó di chuyển và vận động

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp đầu gối

Viêm khớp đầu gối là một trong những căn bệnh cơ xương khớp phổ biến hiện nay. Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp gối sẽ được bác sĩ chẩn đoán dựa trên nhiều xét nghiệm và quá trình thăm khám.

3.1. Giới tính 

Theo nghiên cứu, so với nam giới, nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp đầu gối cao hơn. Đặc biệt, nữ giới trên 55 tuổi sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn.

3.2. Tuổi tác

Người ở độ tuổi trung niên có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp cao hơn các độ tuổi khác. Theo thời gian, xương khớp yếu đi, hệ miễn dịch giảm và khả năng tự phục hồi tổn thương không còn như trước. Bệnh nhân lớn tuổi dễ bị đau nhức xương khớp gối, đi lại khó khăn. 

3.3. Cân nặng 

Trọng lượng cơ thể càng lớn sẽ tăng áp lực lên các khớp gối. Khớp đầu gối là nơi cân bằng trọng lượng cơ thể, do vậy nếu trọng lượng cơ thể tăng, khớp gối phải làm việc nặng hơn. Nếu cơ thể tăng khoảng 1kg cân nặng, khớp gối cũng phải chịu trọng lượng tăng hơn khoảng 1,3 – 1,8 kg. 

3.4. Di truyền 

Một số bệnh nhân dù còn trẻ tuổi nhưng vẫn mắc các bệnh xương khớp có thể là do di truyền. Các đột biến làm thay đổi hình dạng xương bao quanh khớp gối, làm ảnh hưởng đến chức năng xương khớp và dẫn tới tình trạng viêm.

3.5. Chấn thương 

Một trong những nguyên nhân dẫn tới các ca viêm khớp gối nặng là do chấn thương gây ra. Hầu hết nguyên nhân này xảy ra ở những bệnh nhân có đặc thù chuyên môn về thể thao như: vận động viên điền kinh, nhảy cao, cầu thủ bóng đá… 

Những người này thường phải tập luyện thể thao với cường độ cao, khớp gối phải làm việc liên tục và dễ mắc các chấn thương. Vì vậy, các đối tượng này cần được chăm sóc và có phương án phòng ngừa viêm khớp gối cụ thể.

3.6. Các bệnh lý khác 

Một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa làm tăng trưởng hormone hoặc tình trạng dung nạp quá nhiều chất sắt cũng là nguy cơ có thể gây bệnh viêm khớp.

4. Điều trị viêm khớp đầu gối như thế nào?

Khi phát hiện các tình trạng đau nhức khớp gối kéo dài, người bệnh cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Từ đó, giúp khớp gối phục hồi nhanh chóng và hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Viêm khớp đầu gối điều trị thế nào?

>>>>>Xem thêm: Khi nào cần phẫu thuật cắt bỏ sụn chêm?

Thực hiện các xét nghiệm nhằm chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh

Các phương pháp điều trị viêm khớp đầu gối bao gồm:

4.1. Giảm cân

Đưa cân năng về mức phù hợp với thể trạng người bệnh sẽ giúp giảm các cơn đau do viêm khớp. Cơ thể nhẹ nhàng giúp khớp gối không phải chịu nhiều áp lực, hạn chế sưng đau.

4.2. Tập thể dục thường xuyên

Các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường cơ bắp quanh đầu gối, giảm đau khớp gối hiệu quả.

4.3. Sử dụng thuốc kháng viêm kết hợp thuốc giảm đau

Trong trường hợp đau nhức khớp gối dữ dội, với tần suất dày đặc, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc kháng viêm và giảm đau. Khi sử dụng các thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định liều lượng của bác sĩ, không lạm dụng thuốc tránh tác dụng hoặc gây đau nhiều hơn.

4.4. Tiêm hormone cortisone

Một số trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc cortisone vào vùng khớp gối. Thuốc này giúp hạn chế quá trình viêm, đồng thời làm giảm nhanh các cơn đau cho người bệnh.

4.5. Vật lý trị liệu

Hiện nay, phương pháp điều trị bằng các bài tập vật lý trị liệu thường được áp dụng cho hầu hết những bệnh lý xương khớp. Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định kết hợp với dùng thuốc nhằm tối ưu hóa lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị, tập luyện thường xuyên để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

4.6. Phẫu thuật

Đối với những ca bệnh nặng, không thể chỉ điều trị bằng các phương pháp nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật. Một số loại phẫu thuật có thể được áp dụng như: phẫu thuật thay khớp nhân tạo, phẫu thuật bỏ xương khớp gối, phẫu thuật nội soi. 

Nếu bạn đang mắc bệnh viêm khớp đầu gối hoặc có triệu chứng của bệnh, bạn hãy chủ động đi khám ở các sở y tế hàng đầu, để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị sớm sẽ hạn chế tối đa nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *