Khi bước vào độ tuổi trung niên thì rất dễ phải đối mặt với bệnh lý tràn dịch khớp gối. Điều này không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn cản trở vận động, đi lại trong sinh hoạt. Vậy tình trạng viêm khớp gối tràn dịch là gì? Có nguy hiểm không sẽ được giải đáp ngay tại bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Viêm khớp gối tràn dịch là gì? Có nguy hiểm không
1. Viêm khớp gối tràn dịch: triệu chứng và nguyên nhân
Tại các ổ khớp luôn có một lượng nhỏ chất dịch với tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát. Điều này giúp cho việc chuyển động của các khớp trở nên dễ dàng và trơn tru hơn. Tuy nhiên, nếu lượng dịch này tiết ra quá nhiều, dẫn đến dư thừa và tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp thì được gọi là tràn dịch khớp.
Tràn dịch khớp gối là tình trạng thường gặp nhất. Lúc này khớp gối trở nên sưng phù, đau nhức. Đồng thời người bệnh cũng gặp khó khăn trong việc đi lại và vận động. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn tới nhiễm khuẩn, người bệnh có thể mất khả năng đi lại như trước.
1.1. Triệu chứng của viêm khớp gối tràn dịch
Khi bị tràn dịch ở khớp gối, người bệnh sẽ bắt gặp một số triệu chứng sau:
– Sưng phồng khớp gối, hiện tượng phù nề có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
– Đau nhức âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói. Cơn đau trở nên nặng hơn nếu vô tình đè nặng lên khớp gối.
– Kích thước gối bị tràn dịch sẽ lớn hơn với bên gối còn lại.
Phần gối bị tràn dịch sẽ bị sưng phù so với khớp gối còn lại
– Khó khăn trong việc gấp duỗi gối, đi lại, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang,… Đặc biệt hiện tượng này dễ thấy nhất khi mới ngủ dậy.
– Khu vực da quanh khớp gối trở nên tấy đỏ, có cảm giác ấm nóng khi chạm vào.
– Có thể kèm theo bầm tím và chảy máu trong khoang khớp nếu bị viêm khớp gối tràn dịch do chấn thương.
1.2. Nguyên nhân gây nên viêm khớp gối tràn dịch
Tràn dịch khớp có thể do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là:
– Vận động quá mức. Thường thì những người hoạt động nặng như chơi thể thao hay làm công việc có tính chất nặng nhọc thì hoàn toàn có nguy cơ cao bị tràn dịch khớp gối. Áp lực đè nặng lên khớp gối sẽ dẫn tới các bao hoạt dịch bị ảnh hưởng mạnh, từ đó dễ sản sinh dịch khớp với một lượng nhiều.
– Do gặp chấn thương trong quá trình chơi thể thao. Các trường hợp như gãy xương, bong gân, đứt dây chằng khớp gối là nhân tố gây tràn dịch khớp gối.
Chấn thương do chơi thể thao có thể gây tràn dịch khớp gối
– Tình trạng thừa cân, béo phì khiến cho khớp gối phải chịu áp lực lớn. Khi đó khớp gối phải tiết ra nhiều dịch hơn để giảm ma sát các khớp mỗi khi đi lại, vận động.
– Do nhiễm khuẩn khớp. Xuất hiện ở một số đối tượng như người bị đái tháo đường, người cao tuổi, người vừa mới phẫu thuật khớp,…
2. Hiện tượng tràn dịch viêm khớp gối có nguy hiểm không?
Viêm khớp gối tràn dịch có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không can thiệp kịp thời thì sẽ cản trở sinh hoạt của người bệnh. Khớp gối tràn dịch theo thời gian sẽ càng sưng to, cảm giác đau nhức và khó chịu càng nghiêm trọng hơn. Đồng thời hiện tượng dính khớp, cứng khớp xuất hiện nhiều hơn làm cho người bệnh bị hạn chế trong cử động.
Một số biến chứng nếu khớp gối tràn dịch không được điều trị sớm:
– Loãng xương
– Đi lại, vận động các động tác liên quan đến đầu gối khó khăn
– Biến dạng xương đầu gối
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Được thực hiện ra sao?
Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây khó khăn trong đi lại, hoạt động
3. Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
3.1. Điều trị bao lâu thì khỏi?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, tiểu sử người bệnh mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Qua kiểm tra lâm sàng, làm xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI,… thì bác sĩ mới có thể kết luận chính xác và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Hiện nay, người bị bệnh viêm khớp gối tràn dịch sẽ được điều trị bằng thuốc, tập vật lý trị liệu hay phẫu thuật tùy vào chỉ định của bác sĩ. Và để bệnh mau chóng cải thiện, rút ngắn thời gian điều trị thì người bệnh cần lưu ý những điều sau:
– Hạn chế đi lại trong thời gian điều trị, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
– Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp như canxi, omega 3,…
– Khi ngủ thì kê cao chân hoặc kê gối dưới phần khớp gối. Điều này giúp máu được lưu thông, giảm sưng tấy.
– Thường xuyên thăm khám theo đúng lịch hẹn, dùng thuốc đúng và đủ liều theo đơn của bác sĩ.
Qua kiểm tra bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
3.2. Một số biện pháp phòng ngừa
Để không phải rơi vào tình trạng tràn dịch khớp gối, bạn nên chú ý trong cách chăm sóc sức khỏe bản thân mình.
– Bảo vệ khớp gối bằng những đồ dùng bảo hộ chuyên dụng khi chơi thể thao, lao động nặng.
– Cẩn thận trong chơi thể thao hay khi làm việc để tránh chấn thương xảy đến.
– Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, bởi đầu gối sẽ là nơi chịu nhiều áp lực nhất khi trọng lượng cơ thể gia tăng. Không nên ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, nhiều chất béo; không nên ăn đêm,…
– Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức. Bằng cách này khớp gối được vận động hàng ngày sẽ được giảm bớt áp lực và tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp xung quanh.
>>>>>Xem thêm: Bật Mí Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào Tốt Nhất
Chỉ nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức để khớp gối được giảm bớt áp lực và tăng sức mạnh cho cơ bắp xung quanh
Có thể thấy viêm khớp gối tràn dịch sẽ tiến triển xấu nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm. Do đó, để bảo vệ khớp gối và sức khỏe của bản thân, bạn nên duy trì kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để phòng ngừa hiệu quả. Đồng thời, kết hợp với lối sinh hoạt khoa học cùng thói quen tốt sẽ giúp khớp gối trở nên khỏe và dẻo dai hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.