Viêm khớp ngón tay cái là tình trạng không hiếm gặp, đặc biệt ở người cao tuổi. Việc bị tổn thương khớp có thể dẫn đến sự phát triển của xương mới dọc theo các cạnh của xương hiện có (gai xương). Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Viêm khớp ngón tay cái và những điều cần biết
1. Dấu hiệu của viêm khớp ngón tay cái
Viêm khớp ở ngón tay cái là tình trạng khi sụn nằm ở đầu của các xương hình thành khớp ngón tay cái bị mòn đi. Bệnh này có thể gây ra các cơn đau, sưng dữ dội đồng thời làm giảm sức mạnh và phạm vi chuyển động của tay, từ đó gây nên khó khăn khi thực hiện những nhiệm vụ đơn giản như vặn nắm cửa hoặc mở nắp lọ. Việc điều trị bệnh thường bao gồm kết hợp uống thuốc và nẹp. Viêm khớp ở ngón tay cái tình trạng nặng có thể phải cần đến phẫu thuật.
Đau là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của người bệnh. Cơn đau có thể xảy ra ngay tại gốc ngón tay cái khi bạn nắm, chụp bắt hay véo một vật nào đó và dùng lực ngón tay cái. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể kể đến như:
– Thấy sưng, cứng và đau ở gốc của ngón tay cái
– Bị giảm sức mạnh khi véo hoặc nắm bất cứ một vật nào đó
– Giảm phạm vi của chuyển động tay
– Khớp tại gốc ngón tay cái to ra hoặc có thể nhìn thấy cục xương…
Hãy chú ý những dấu hiệu của bệnh để kịp thời phát hiện sớm
2. Nguyên nhân và các yếu tố gây viêm khớp ở ngón tay cái
2.1. Nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay cái
Viêm khớp ở ngón tay cái thường xảy ra cùng với hiện tượng lão hóa. Chấn thương trước đó hoặc tổn thương khớp ngón tay cái cũng là nguyên nhân có thể gây viêm.
Với một khớp ngón tay cái bình thường của con người, sụn bao phủ đầu xương sẽ đóng vai trò như một lớp đệm và cho phép các xương có thể trượt trơn tru lên nhau. Khi mắc bệnh, các sụn bao phủ đầu xương sẽ bị suy giảm chất lượng và bề mặt trơn nhẵn của nó trở nên sần sùi. Do đó, khi các xương bị chà xát với nhau sẽ dẫn đến hiện tượng ma sát và tổn thương khớp.
Các tổn thương khớp cũng có thể dẫn đến sự tăng trưởng của xương mới dọc theo hai bên xương hiện có (cựa xương) và có thể tạo ra khối u đáng kể trên khớp ngón tay cái.
2.2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp ngón tay cái
Có rất nhiều yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh tăng như:
– Đối tượng nữ giới
– Người trên 40 tuổi
– Người bị béo phì
– Một số tình trạng bệnh di truyền như dây chằng khớp bị lỏng và các khớp biến dạng
– Chấn thương ở phần khớp ngón tay cái như gãy xương, bong gân
– Các bệnh làm thay đổi cấu trúc và chức năng của sụn như bệnh viêm khớp dạng thấp
– Các hoạt động và công việc tạo nên áp lực lớn lên khớp ngón tay cái
Tìm hiểu thêm: Bí quyết trị đau lưng do giãn dây chằng
Những người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp
3. Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán viêm khớp ở ngón tay cái
Trong khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tìm kiếm dấu hiệu sưng/u cục đáng chú ý trên khớp ngón tay.
Bác sĩ thường sẽ giữ khớp cố định trong khi di chuyển ngón tay cái với áp lực nhất định tì vào xương cổ tay. Nếu chuyển động này tạo ra một âm thanh lạo xạo hoặc gây tình trạng đau đớn, cảm giác có sạn thì có thể sụn đã bị mòn và xương cọ xát với nhau.
Các kỹ thuật hình ảnh thường là chụp X-quang có thể cho thấy những dấu hiệu của bệnh bao gồm:
– Các cựa xương
– Mòn sụn
– Khoảng trống của khớp bị mất
4. Phương pháp thường dùng để điều trị bệnh
Trong giai đoạn đầu của bệnh, việc điều trị thường liên quan đến sự kết hợp giữa các phương pháp không phẫu thuật. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn có thể cần thực hiện phẫu thuật. Dưới đây là 1 số phương pháp giúp điều trị bệnh để bạn có thể tham khảo:
Nẹp
Thanh nẹp sẽ giúp hỗ trợ khớp và hạn chế sự di chuyển của phần ngón cái và cổ tay. Bạn có thể chỉ cần đeo nẹp vào ban đêm hoặc đeo suốt cả ngày. Việc tiến hành nẹp có thể giúp:
– Giảm cơn đau
– Giữ khớp ở vị trí thích hợp khi thực hiện động tác
– Giữ cho khớp nghỉ ngơi
Thuốc
Để giảm cơn đau, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng 1 số loại thuốc giảm đau theo từng trường hợp cụ thể.
>>>>>Xem thêm: Viêm cơ nhiễm khuẩn là gì?
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh
Tiêm thuốc vào khớp
Nếu việc sử dụng thuốc giảm đau và nẹp không có hiệu quả, bác sĩ có thể tiến hành tiêm corticosteroid vào khớp ngón tay cái của bạn. Tiêm corticosteroid sẽ có tác dụng giúp giảm đau tạm thời và giảm viêm.
Phẫu thuật
Nếu bạn vẫn không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên hoặc nếu bạn chỉ có thể uốn cong và xoắn ngón tay cái, bác sĩ sẽ có thể khuyên bạn thực hiện phẫu thuật. ?Các phương pháp phẫu thuật khác nhau sẽ được bác sĩ chỉ định trong từng trường hợp cụ thể của mỗi bệnh nhân.
Sau khi phẫu thuật, bạn có thể cần thực hiện bó bột hoặc đeo nẹp ngón cái và cổ tay trong khoảng 6 tuần. Khi nẹp được lấy ra, bạn có thể cần áp dụng phương pháp vật lý trị liệu để giúp lấy lại sức mạnh và độ linh hoạt của ngón tay cái.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm khớp ở ngón tay cái. Bạn hãy lưu ý đi thăm khám ngay nếu cơ thể gặp dấu hiệu bất thường để kịp thời phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.