Viêm khớp ngón tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp ngón tay làm hạn chế các cử động ở ngón tay và bàn tay, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Bạn đang đọc: Viêm khớp ngón tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

1. Thế nào là viêm khớp ngón tay?

Viêm khớp ngón tay là tình trạng sụn ở đầu xương ngón tay bị mòn hoặc thoái hóa. Lúc này, bề mặt sụn sần sùi, khi cọ xát dễ gây tổn thương khớp. Những tổn thương khớp có thể dẫn tới tăng trưởng những xương mới xung quanh xương hiện họ, tạo nên lớp gồ ở khớp ngón tay người bệnh.

Viêm khớp ngón tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp ngón tay xảy ra do tổn thương sụn và khớp

Viêm khớp có thể xảy ra tại bất kỳ ngón tay nào của người bệnh như: khớp ngón tay cái, khớp ngón tay út… Bệnh có thể gây đau, sưng, hạn chế cử động bàn tay và ngón tay, gây khó khăn khi người bệnh thực hiện các thao tác dùng tay đơn giản.

Bệnh có 3 dạng điển hình là: Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout…

2. Dấu hiệu phát hiện viêm khớp ngón tay

2.1. Đau khớp ngón tay 

Triệu chứng người bệnh thường gặp nhất là đau khớp ngón tay. Các cơn đau xảy ra ở gốc ngón tay, đặc biệt khi người bệnh cầm, nắm đồ vật nào đó hoặc sử dụng lực ngón tay để làm việc.  

Khi mới mắc bệnh, những cơn đau chỉ xuất hiện nếu người bệnh cử động ngón tay. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm trở nặng, người bệnh sẽ bắt gặp các cơn đau thường xuyên, kể cả lúc nghỉ ngơi. 

2.2. Sưng khớp liên đốt 

Những khớp liên đốt gần khu vực viêm bị to mặt sau, bị sưng và đau, tạo nên những nốt Bouchard. Những khớp liên đốt xa thường bị sưng to và tạo thành nốt Heberden. 

Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như: đau gốc ngón tay, cứng, sưng, ấm, mất lực khi cầm nắm đồ vật, khả năng vận động ngón tay giảm, khớp ở gốc ngón tay to hơn bình thường… 

2.3. Biến dạng khớp liên đốt 

Khi mắc bệnh, các khớp liên đốt ngón tay có thể bị gập hoặc duỗi quá mức, tạo thành những biến dạng khác thường. Một số biến dạng có thể xảy ra là:

– Biến dạng cổ thiên nga: Khi các khớp liên đốt gần bị lỏng hoặc duỗi quá mức và các khớp liên đốt xa bị gập lại. 

– Biến dạng boutonniere: Các khớp liên đốt gần sẽ bị gập, trong khi các khớp liên đốt xa lại duỗi ra. 

2.4. Biến dạng ngón tay 

Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh bắt đầu tiến triển nặng. Các cơn đau ngón tay tăng mạnh và có xu hướng biến dạng. Khi đó, hiện tượng lệch xương trụ sẽ diễn ra, làm những khớp ngón tay hướng về phía ngón út. Người bệnh bị đau nhức ngón tay và gặp khó khăn trong việc cử động ngón tay, bàn tay.

Tìm hiểu thêm: Bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị hiệu quả

Viêm khớp ngón tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Ngón tay bị biến dạng khiến người bệnh đau nhức, khó chịu

3. Nguyên nhân xảy ra tình trạng viêm 

– Tuổi cao: Viêm khớp ngón tay thường xảy ra ở người cao tuổi. Do về già quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng, khiến xương khớp và sụn ở ngón tay suy yếu. 

– Chấn thương: Người bệnh từng gặp các chấn thương như bong gân, gãy xương, chấn thương khớp ngón tay có thể ảnh hưởng đến sụn khớp. Các tổn thương khiến khớp thay đổi chuyển động, gia tăng lực lên bề mặt sụn khớp và từ từ phá hủy sụn khớp. 

Đáng lo ngại, khả năng tự phục hồi của lớp sụn khớp kém, làm trầm trọng thêm chấn thương. Điều này dẫn tới tình trạng viêm khớp cho người bệnh.

– Nữ giới trên 40 tuổi 

– Người thừa cân, béo phì 

– Do di truyền các chứng bệnh như: dây chằng khớp lỏng, khớp bị biến dạng… 

– Người mắc các bệnh có thể làm thay đổi cấu trúc, chức năng của sụn khớp 

– Các công việc, hoạt động tạo áp lực lên ngón tay.

4. Chẩn đoán viêm khớp ngón tay

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng kết hợp sử dụng các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Ban đầu, bác sĩ khai thác tiền sử bệnh, các chấn thương đã gặp phải ở bàn tay người bệnh. Người bệnh sẽ được kiểm tra các dấu hiệu sưng, u nổi trên tay hoặc khả năng cử động của các khớp ngón tay. 

Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông qua chụp X-quang. Phương pháp này nhằm xem xét những dấu hiệu viêm khớp ngón tay, các cựa xương, sụn hay khoảng trống của khớp…

Viêm khớp ngón tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

>>>>>Xem thêm: Phòng khám Thu Cúc có khám Cơ Xương Khớp không?

Chụp X-quang giúp chẩn đoán chính xác tình trạng viêm

5. Phương pháp điều trị viêm khớp ngón tay hiệu quả

5.1. Điều trị nội khoa

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm như: Aspirin hoặc Ibuprofen. Đồng thời, người bệnh cần hạn chế cử động, hoạt động ngón tay, bàn tay để giảm các cơn đau. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể được chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc tiêm như:

 – Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Giúp tạo chất nền, tái tạo tế bào máu, kích thích tế bào và mạch máu. PRP có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhanh chóng và tăng khả năng vận động cơ, khớp. 

– Thuốc kháng viêm Cortisone: Tiêm trực tiếp vào các khớp ngón tay nhằm giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, thủ thuật này có nguy cơ gây nhiễm trùng và chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, từ vài tuần đến vài tháng.

5.2. Vật lý trị liệu 

Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng và biết điều chỉnh tư thế bàn tay và các khớp ngón tay đúng chuẩn. Những bài tập tăng sức mạnh cho ngón tay, bàn tay cũng giúp bệnh nhân bảo vệ khớp tay trước những áp lực khác.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được học cách làm giảm cơn đau và khó chịu thông qua nhiều cách khác nhau. Điển hình là một số phương pháp như: nghỉ ngơi, dùng nhiệt, dùng thuốc thoa ngoài da… 

5.3. Băng thun, nẹp ngón tay

Phương pháp này giúp người bệnh giảm đau và ngăn ngừa chứng biến dạng khớp. 

5.4. Phẫu thuật 

Đối với các trường hợp nặng, không thể điều trị ổn định với các phương pháp kể trên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật xương khớp thường được áp dụng là: Hàn xương, thay khớp nhân tạo…

Bệnh viêm khớp dạng thấp nếu được phát hiện sớm có thể được điều trị nhanh chóng và dứt điểm. Do đó, người bệnh nên kiểm tra ngay khi có các triệu chứng bệnh để được bác sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *