Người bệnh viêm loét dạ dày rất cần sự chọn lọc trong chế độ ăn uống. Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Viêm loét dạ dày ăn chuối được không?”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin và giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày ăn chuối được không?
1. Giải đáp: có nên ăn chuối khi bị viêm loét dạ dày?
1.1. Các tính chất của chuối
Chuối có khả năng cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh. Trong chuối có những thành phần sau:
– Enzyme: Chuối chín là nguồn enzyme rất dồi dào. Các enzyme này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp – nguyên nhân chính của tình trạng viêm loét dạ dày.
– Hoạt chất Pectin: Hoạt chất pectin trong chuối thay lời khẳng định chuối chín rất tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày. Pectin là chất xơ hòa tan, giúp giảm đau, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn tăng khả năng chống nhiễm trùng đường ruột.
– Chất chống oxy hóa: Chuối chứa các hoạt chất Delphinidin có khả năng ức chế các khối u phát triển tạo thành ung thư dạ dày.
– Kali: Kali là chất có khả năng kích thích sinh chất nhầy. Những chất nhầy này rất hữu ích trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị giảm đau do viêm loét dạ dày. Trong 100gr chuối chín chứa đến khoảng 300mg kali.
– Magie: Tương tự kali, magie cũng là hoạt chất giúp giảm viêm loét. Ngoài ra, magie trong chuối có thể hạn chế tình trạng chướng bụng ở người bệnh.
– Sắt: Sắt có trong chuối sẽ bổ sung một lượng lớn sắt cần thiết cho cơ thể, sản sinh máu và cực kỳ tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày.
– Các vitamin nhóm B: Cứ 100gr chuối chứa 0.04mg vitamin B1, 0.376mg vitamin B6, 0.07 vitamin B2. Điều đặc biệt là các loại vitamin này có tác dụng rất lớn trong việc giảm tiết dịch vị axit. Nhờ đó, tình trạng bệnh viêm loét dạ dày sẽ được cải thiện hơn.
Ngoài ra, chuối còn chứa hoạt chất khác như chất xơ prebiotics thúc đẩy hình thành các lợi khuẩn tự nhiên. Một số vitamin và khoáng chất khác như: mangan, photpho, vitamin E, C,..
1.2. Trả lời câu hỏi: Viêm loét dạ dày có ăn được chuối không?
Câu trả lời là hoàn toàn có. Những đặc tính trên của chuối đã thể hiện rõ: người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn chuối. Quả không sai khi gọi chuối là một nguồn năng lượng dồi dào và là thực phẩm rất tốt cho dạ dày. Câu hỏi “Viêm loét dạ dày ăn chuối được không?” phần nào đã được giải đáp.
Chuối là thực phẩm bổ dưỡng và có thể dử dụng cho người bị viêm loét dạ dày
2. Ăn chuối thế nào mới đúng cách?
“Viêm loét dạ dày ăn chuối được không?” – Hoàn toàn được, nhưng phải được dùng đúng cách và vừa đủ. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn chuối chín. Ngoài ra, cần sử dụng hợp lý, đúng thời điểm thì các công dụng của chuối mới thật sự hiệu quả. Mặc dù chuối là loại thực phẩm cực kỳ nhiều dinh dưỡng, người bệnh vẫn nên cân nhắc sử dụng theo những hướng dẫn trong một vài lưu ý như sau:
2.1. Ăn chuối vừa đủ, đúng lúc
Theo các chuyên gia y tế và dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày nên ăn chuối ở lượng vừa đủ. Mỗi ngày, người bệnh chỉ nên ăn 2-3 quả chuối để giảm đau dạ dày, hạn chế tình trạng viêm loét tăng nặng. Chuối là thực phẩm tính hàn. Ăn nhiều hơn 3 quả một ngày sẽ khiến hệ tiêu hóa rối loạn. axit tanic tăng mạnh gây táo bón.
Bên cạnh đó, ăn chuối sau khi kết thúc bữa chính khoảng 30p sẽ tốt hơn. Các hoạt chất từ chuối sẽ được hấp thụ tối đa và phát huy tác dụng. Cần lưu ý rằng nếu Magie và vitamin C hàm lượng quá cao, tiếp xúc trực tiếp và đột ngột lên niêm mạc dạ dày sẽ gây ra hiện tượng phản tác dụng. Tình trạng viêm loét sẽ nặng thêm. Chính vì vậy, người bệnh không được ăn chuối khi bụng đói.
2.2. Ăn chuối chín thay vì chuối xanh
Chuối chín hỗ trợ tiêu hóa và ngăn vi khuẩn Hp, làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày. Tuy nhiên chuối xanh lại không có công dụng như vậy. Chuối xanh ít các dưỡng chất và có rất nhiều nhựa. Chất nhựa này khiến dạ dày cồn cào. Các ổ viêm loét sẽ bị kích thích và hậu quả là bệnh viêm loét dạ dày càng nặng hơn. Ngoài ra, chuối xanh còn làm người bệnh khó tiêu, khó đi đại tiện,..
Tìm hiểu thêm: Viêm ruột thừa có phải mổ không?
Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn chuối xanh
2.3. Viêm loét dạ dày ăn chuối được không – Lựa chọn đúng loại chuối
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại chuối như chuối tây, chuối lá, chuối ngự,.. có tác dụng cải thiện bệnh hơn chuối tiêu. Các loại chuối này giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru hơn. Người bệnh sẽ cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng, cảm giác xót trong dạ dày,…
Tuy nhiên, loại chuối mà người bệnh viêm loét dạ dày không nên sử dụng là chuối tiêu. Như đã biết, pectin tốt cho dạ dày. Nhưng hàm lượng pectin quá cao thì nồng độ axit sẽ tăng. Do đó, niêm mạc dạ dày sẽ bị ảnh hưởng. Chuối tiêu là loại có hàm lượng pectin cao hơn cả trong các loại chuối. Vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh lựa chọn chuối tiêu vào thực đơn hàng ngày.
Nếu người bệnh vẫn muốn sử dụng chuối tiêu, hãy kết hợp chuối tiêu cùng với mật ong hoặc các thảo dược khác có công dụng chữa bệnh dạ dày. Một số bài thuốc kết hợp đem lại hiệu quả cao và hạn chế tối đa những nhược điểm của từng thành phần trong đó. Có thể kể đến chuối tiêu xanh và mật ong, chuối tiêu và cỏ tranh, bông mã đề, kim tiền thảo,…
3. Gợi ý món ăn từ chuối cho người bệnh viêm loét dạ dày
Chuối có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng. Chúng rất dễ kết hợp với nguyên liệu khác tạo nên món ăn ngon và bổ dưỡng. Người bệnh viêm loét dạ dày có thể dùng chuối kết hợp với bánh mì tạo thành các bữa ăn nhẹ trong ngày. Ngoài ra, chuối xay hoặc kết hợp cùng sữa chua có thể trở thành thức uống sau bữa ăn. Hãy lưu ý về hàm lượng, loại chuối, thời điểm ăn chuối. Nhờ đó, bạn hoàn toàn có thể vừa cảm thấy ngon miệng vừa cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Đầy hơi chướng bụng uống thuốc gì?
Sinh tố chuối là thức uống ngon miệng và bổ dưỡng cho người bệnh viêm loét dạ dày
Bài viết vừa cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về chuối. Đồng thời, câu hỏi “viêm loét dạ dày ăn chuối được không?” đã được giải đáp. Người bệnh ngoài bổ sung chuối vào thực đơn nên ghi nhớ những lưu ý về cách sử dụng. Điều này sẽ phát huy tối đa những ưu điểm của loại thực phẩm bổ dưỡng này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.