Viêm loét dạ dày có mấy cấp độ và cách điều trị

Viêm loét dạ dày có mấy cấp độ là thắc mắc của không ít người. Viêm dạ dày là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại tuy nhiên ít ai hiểu rõ về các cấp độ của bệnh. Bệnh hiện được chia thành 4 cấp độ với các biểu hiện khác nhau.

Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày có mấy cấp độ và cách điều trị

1. Tìm hiểu các cấp độ đau dạ dày

Theo thống kê của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam có khoảng 70% dân số mắc bệnh về dạ dày. Đau dạ dày bùng phát khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và tiết dịch vị quá mức cho phép. Như vậy thì bệnh viêm loét dạ dày có mấy cấp độ? Giống như các bệnh ở hệ tiêu hóa khác viêm loét dạ dày nặng dần theo thời gian và được chia thành 4 cấp độ.

1.1 Cấp độ 1: Viêm xung huyết/ trợt dạ dày

Ở cấp độ này các cơn đau ở mức độ nhẹ, thi thoảng bùng phát sau khi ăn no hoặc căng thẳng quá mức. Triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi uống hoặc ăn các thực phẩm có tính kích thích dạ dày.

Ban đầu niêm mạc dạ dày chỉ sưng đỏ, xung huyết do mạch máu tại chỗ bị giãn nở. Sau một thời gian, niêm mạc sẽ hình thành các vết trầy xước còn được gọi là viêm trợt. Viêm trợt dạ dày và viêm xung huyết là các dạng tổn thương nhẹ và không có triệu chứng rõ rệt. Ở cấp độ 1, cơn đau thường khởi phát đơn độc hoặc đi kèm các triệu chứng kho tiêu, buồn nôn, đầy hơi.

Viêm loét dạ dày có mấy cấp độ và cách điều trị

Viêm loét dạ dày có mấy cấp độ? Bệnh được chia thành 4 cấp độ

1.2 Cấp độ 2: Loét nông

Giai đoạn 2 các vết loét ăn mòn dần vào thành dạ dày nhưng chưa đi qua lớp niêm mạc. Người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau tăng và thường xuyên hơn. Cơn đau sẽ bùng phát khi đói, khi no hoặc lúc căng thẳng.

Bệnh nhân có thể xuất hiện kèm theo triệu chứng buồn nôn, ợ hơi. Các triệu chứng ở giai đoạn này gây khó chịu nhiều hơn cấp độ 1. Bệnh nhân có xu hướng nôn ói sau khi ăn, điều này làm giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến bệnh nhân suy nhược.

 1.3 Cấp độ 3: Loét dạ dày/ tá tràng

Các vết loét ở cấp độ 3 đã tiến triển nặng và làm hư hại toàn bộ lớp niêm mạc, làm lộ lớp cơ của dạ dày. Các triệu chứng của bệnh cũng diễn ra với tần suất thường xuyên, dày đặc hơn. Cơn đau có xu hướng bùng phát đột ngột khi bụng đói hoặc sau khi ăn.

Người bệnh thường xuyên mất ngủ vì các cơn đau tái phát vào lúc nửa đêm. Triệu chứng nôn ói cũng xuất hiện ngày càng nhiều khiến người bệnh mệt mỏi, sụt cân. Ở giai đoạn loét hoàn toàn chức năng tiêu hóa cũng dần suy giảm nên người bệnh thường xuyên bị đầy bụng.

1.4 Bệnh viêm loét dạ dày có mấy cấp độ? Cấp độ 4: Loét sâu

Loét sâu là cấp độ viêm loét cuối cùng. Các vết loét tiến triển và ăn mòn lớp cơ của dạ dày. Tình trạng này nếu không kịp thời điều trị có thể gây xuất huyết và thủng dạ dày. Thủng dạ dày xảy ra khi cơ và thanh mặc bị ăn mòn, phá hủy. Vết loét sâu gây ra cơn đau dữ dội, đau cục bộ từng cơn khiến bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, giảm năng suất làm việc.

Ở cấp độ 4 cơn đau có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào và rất khó kiểm soát bằng các biện pháp giảm đau thông thường. Tất cả các triệu chứng như: Buồn nôn, đầy hơi, ợ chua có xu hướng gia tăng về mức độ và tần suất. Bệnh nhân sẽ vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng tới cuộc sống.

Viêm loét dạ dày có mấy cấp độ và cách điều trị

Loét sâu là cấp độ viêm loét nặng nhất

2. Biện pháp giúp giảm đau khi bị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm xáo trộn cuộc sống của người bệnh. Để kiểm soát cơn đau người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp cụ thể như:

2.1 Giảm đau khi bị viêm loét ở mức độ nhẹ đến trung bình

Các cơn đau ở mức độ nhẹ tới trung bình, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc không cần kê đơn và áp dụng các mẹo an toàn tại nhà. Các biện pháp này giúp cải thiện cơn đau ở vùng thượng vị và giảm các triệu chứng đi kèm.

– Uống nước ấm: Uống nước ấm là cách đơn giản để làm dịu cơn đau nhanh chóng. Nước ấm có tác dụng trung hòa dịch vị và thư giãn cơ trơn của dạ dày. Nước khiến dạ dày giảm co bóp mạnh và hạn chế tăng tiết dịch vị. Bệnh nhân nên uống từng ngụm nước ấm khi cơn đau bùng phát để cải thiện triệu chứng

– Uống trà thảo dược: Trà hoa cúc, trà mật ong gừng, trà bạc hà có tác dụng giảm đau và cảm giác buồn nôn. Các loại thảo dược còn chứa chất chống viêm tự nhiên giúp giảm xung huyết, tái tạo tế bào.

– Massage giảm đau: Sử dụng dầu nóng xoa đều lòng bàn tay và massage theo chiều kim đồng hồ trên vùng bụng. Biện pháp này còn thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm chướng bụng, đầy hơi.

– Sử dụng thuốc không kê toa. Trường hợp đã áp dụng các cách trên mà cơn đau không thuyên giảm thì bạn có thể dụng một số loại thuốc không kê toa như: Thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc kháng acid, thuốc giảm đau chống co thắt,… Hiện nay các thuốc giảm đau dạ dày dạng sữa được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì tính tiện lợi, hương vị dễ uống. Hơn nữa các thuốc này tương đối an toàn khi sử dụng đúng liều vì vậy không cần kê toa.

Tìm hiểu thêm: Xử trí và phòng ngừa tiêu chảy cấp trong ngày Tết

Viêm loét dạ dày có mấy cấp độ và cách điều trị

Người bệnh có thể uống trà để giảm cơn đau

2.2 Bệnh viêm loét dạ dày có mấy cấp độ? Cấp độ nặng và cách giảm đau

Đau dạ dày cấp độ nặng xảy ra ở giai đoạn loét và loét sâu. Ở cả 1 giai đoạn này cơn đau sẽ lan tỏa khắp vùng bụng trên, bụng giữa. Cơn đau quặn thắt khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn uống kém. Đối với trường hợp đau dạ dày nặng bệnh nhân không nên tự điều trị tại nhà mà cần tới gặp bác sĩ chuyên môn. Dựa vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc nhằm  giúp thuyên giảm triệu chứng.

– Thuốc kháng acid

– Thuốc trung hòa acid dịch vị

– Thuốc bảo vệ dạ dày

– Thuốc kháng sinh nếu bệnh nhân có kết quả dương tính với vi khuẩn HP

Viêm loét dạ dày có mấy cấp độ và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật polyp trực tràng

Điều trị bằng thuốc là phương pháp giúp giảm các triệu chứng

Mong rằng qua bài viết bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc: “Viêm loét dạ dày có mấy cấp độ?” Dù phát hiện bệnh ở cấp độ nào bạn cũng cần nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế bệnh chuyển sang cấp độ nặng hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *