Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì, nên ăn gì sẽ tốt cho người bệnh?

Chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị và cải thiện tình trạng bệnh viêm loét dạ dày. Cụ thể, người bệnh viêm loét dạ dày kiêng ăn gì, nên ăn gì là những thông tin quan trọng cần nắm chắc và thực hiện tốt mỗi ngày.

Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì, nên ăn gì sẽ tốt cho người bệnh?

1. Người bệnh bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì sẽ tốt

Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh cần lưu ý và hãy tránh một số loại thực phẩm không tốt như sau:

1.1. Sữa tươi

Loại đồ uống tưởng chừng như rất bổ dưỡng và vô hại này lại không phù hợp với những người bệnh viêm loét dạ dày. Sữa tươi có thể kích thích khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn từ đó làm cho tình trạng loét trở nên thêm tệ hơn.

1.2. Rượu và đồ uống có cồn

Những đối tượng có nguy cơ cao bị loét dạ dày hoặc đã bị bệnh thì tốt nhất là nên tránh rượu và các đồ uống có cồn hoàn toàn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, rượu và đồ uống chứa cồn gây kích thích và thậm chí làm tổn hại tới ống tiêu hóa, khiến các vết loét trở nên trầm trọng hơn.

Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì, nên ăn gì sẽ tốt cho người bệnh?

Rượu, bia và các đồ uống có cồn khác được coi là “khắc tinh” của người bệnh viêm loét dạ dày.

1.3. Các đồ ăn giàu chất béo

Các đồ ăn giàu chất béo như đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,.. tốn nhiều thời gian để tiêu hóa hơn nên dễ dẫn tới tình trạng đau và chướng bụng. Điều này đặc biệt có hại với người bệnh viêm loét dạ dày vì vậy hãy hạn chế thấp nhất việc tiêu thụ các đồ ăn này.

1.4. Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì? Kiêng đồ ăn cay

Các loại gia vị cay như ớt bột, tiêu, tương ớt,.. và đồ ăn nóng dễ gây kích thích và làm tổn thương tới lớp niêm mạc dạ dày. Do đó đối với người bệnh đang bị viêm loét dạ dày, việc hạn chế đồ ăn cay nóng là rất cần thiết.

1.5. Trái cây họ cam chanh

Các loại trái cây thuộc họ cam chanh có chứa các acid tự nhiên gây kích thích các vết loét. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những loại trái cây này rất giàu vitamin có lợi. Chính vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn chúng. Hạn chế sử dụng và lưu ý nếu sau khi ăn mà các triệu chứng xấu đi thì lúc này hãy kiêng hoàn toàn các loại quả này.

Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ xong bao lâu thì khỏi? Cắt trĩ xong nên ăn gì?

Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì, nên ăn gì sẽ tốt cho người bệnh?

Trái cây họ cam chanh có thể làm tình trạng viêm loét dạ dày trở nên xấu đi nên cần lưu ý khi sử dụng.

1.6. Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì? Kiêng đồ ăn lên men

Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn quá nhiều đồ muối chua lên men như kim chi, dưa góp, mắm tôm, mắm tép,… Nhóm thực phẩm này có thể làm biến đổi axit trong dạ dày và khiến bệnh tiến triển nặng hơn nhanh chóng.

2. Người bệnh bị viêm loét dạ dày nên ăn gì sẽ tốt

Các nhóm thực phẩm dưới đây sẽ giúp ích trong việc cải thiện bệnh viêm loét dạ dày. Hãy lưu ý và bổ sung chúng vào thực đơn ăn uống hằng ngày của bạn:

2.1. Thực phẩm chứa lợi khuẩn

Các thực phẩm như sữa chua, men tiêu hóa, miso,.. là những thực phẩm giàu lợi khuẩn (probiotic) tốt cho tiêu hóa và tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày. Những thực phẩm này giúp bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ đầy lùi Helicobacter pylori, nhờ đó quá trình điều trị lành vết loét được thuận lợi hơn.

2.2. Thực phẩm có lợi trong hỗ trợ điều trị bệnh

Gừng, nghệ, mật ong, nha đam là nhóm thực phẩm phổ biến được nhắc tới trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Bạn có thể sử dụng trực tiếp những loại thực phẩm này, pha trà, làm gia vị,.. cũng đều rất tốt trong việc điều trị bệnh hiệu quả.

2.3. Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ từ các loại rau xanh, hoa quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bệnh loét dạ dày ở hai điểm. Thứ nhất, chất xơ giúp làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, nhờ đó các triệu chứng đau và chướng bụng cũng sẽ nhẹ đi. Thứ hai, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng ngừa và hạn chế hình thành các ổ loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì, nên ăn gì sẽ tốt cho người bệnh?

>>>>>Xem thêm: Các cách chống trào ngược dạ dày hiệu quả

Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày sẽ rất tốt với người bệnh viêm loét dạ dày.

2.4.Thực phẩm bổ sung vitamin

Các loại thực phẩm bổ sung vitamin A, B, C, E như thanh long, khoai tây, khoai lang, rau chân vịt, cà rốt, dưa vàng, ớt chuông,… có công dụng giúp tăng cường sức đề kháng và tái cấu trúc lớp niêm mạc dạ dày.

2.5. Thực phẩm chống oxy hóa

Nhóm thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa như đu đủ, nghệ, cà chua, bông cải xanh,.. sẽ giúp ích trong quá trình làm lành các vết viêm loét và tái cấu trúc lớp niêm mạc dạ dày.

3. Người bệnh viêm loét dạ dày cần lưu ý những gì trong cách ăn hằng ngày?

Ngoài việc nắm rõ về các loại thực phẩm nên kiêng và nên ăn, người bệnh viêm loét dạ dày cần quan tâm tới cả việc ăn uống đúng cách và sinh hoạt điều độ hằng ngày với những lưu ý sau đây:

– Thức ăn nên được xơ chế cẩn thận, thái nhỏ, nấu chín kỹ.

– Ưu tiên cách chế biến như luộc, hấp hay om, kho vì những đồ ăn này sẽ dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món chiên dầu, xào, rán.

– Ăn chậm, nhai kỹ và tập trung khi ăn. Điều này sẽ giúp gia tăng bài tiết của nước bọt và tiêu hoá sẽ dễ dàng hơn.

– Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.

– Ăn đủ bữa, đúng giờ.

– Không để bụng quá đói vì làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn và gây đau. Cũng không ăn quá no vì khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát và làm gia tăng cơn đau.

– Tránh ăn quá đặc hoặc ăn quá lỏng vì sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa.

– Tránh ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn và sẽ gây đau. Thức ăn nên được giữ ấm khoảng 40-50 độ C là tốt nhất để tiêu hóa và hấp thu.

Như vậy, viêm loét dạ dày kiêng ăn gì, nên ăn gì, ăn như thế nào là điều mà người bệnh cần nắm chắc và thực hiện đúng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, cải thiện tình trạng bệnh và sớm dứt điểm bệnh nhanh chóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *