Hiểu đầy đủ về viêm loét dạ dày nên kiêng gì sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng bệnh đúng cách.
Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?
1. Bệnh viêm loét dạ dày
Loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương dưới dạng viêm, dẫn đến sưng và hình thành nên những ổ loét trên niêm mạc. Bệnh viêm loét dạ dày nên được phát hiện sớm vì khi tình trạng viêm sưng chưa nghiêm trọng thì việc điều trị sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Có nhiều phương pháp điều trị viêm loét được áp dụng. Trước hết, người bệnh cần đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, kết luận bệnh chính xác và lên phác đồ điều trị phù hợp.
Song song quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ độ ăn uống và sinh hoạt khoa học bằng cách hiểu rõ bản thân nên làm gì, kiêng làm gì để tốt cho việc điều trị.
2. Viêm loét dạ dày nên kiêng gì?
Đối với người bệnh bị viêm loét dạ dày cần lưu ý việc kiêng khem ở cả chế độ ăn và lối sống sinh hoạt. Việc làm này sẽ giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể.
2.1. Viêm loét dạ dày nên kiêng gì trong chế độ ăn?
Trong chế độ ăn của người bệnh bị viêm loét dạ dày, cần tránh các nhóm thực phẩm sau đây nhằm giúp thuyên giảm các triệu chứng và hỗ trợ quá trình làm lành ổ loét.
– Thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, đồ uống chứa chất kích thích, các loại gia vị cay, có tính nóng, các món ăn chiên xào ngập dầu mỡ, món nướng tẩm ướp nhiều gia vị, thực phẩm được chế biến sẵn có chất bảo quản hay các thức ăn khó tiêu hóa,…
– Thực phẩm làm tăng acid khiến vết loét thêm nghiêm trọng và nguy cơ hình thành thêm vết loét mới cao hơn. Hãy tránh những loại trái cây chua (cam, chanh, quýt, quất, xoài, khế…), thực phẩm có tính chua (dấm, mẻ,..).
– Thực phẩm dễ sinh hơi và gây tình trạng chướng bụng cũng cần tránh. Vì chúng sẽ dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản và khiến tình trạng viêm loét càng thêm nghiêm trọng. Người bệnh hạn chế ăn các thực phẩm như giá đỗ, dưa muối, cà muối, mắm tôm, mắm tép, lá hành, hẹ, các loại nước ngọt, nước có ga,…
2.2. Viêm loét dạ dày nên kiêng gì trong lối sống sinh hoạt
Ngoài việc kiêng khem trong ăn uống, người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần để ý và điều chỉnh các thói quen không tốt trong sinh hoạt hằng ngày cần tránh như sau:
– Ăn uống tùy ý, không theo bữa theo giờ, thường xuyên bỏ bữa;
– Nhịn đói quá lâu rồi ăn bù quá no ở bữa khác, điều này cực kỳ không tốt với người bệnh loét dạ dày;
– Ăn nhanh, ăn cơm cùng canh, không tập trung lúc ăn. Thức ăn sẽ không được nhai kỹ khi được chuyển tới dạ dày và làm dạ dày phải co bóp nhiều hơn;
– Vận động mạnh hoặc tắm ngay sau khi ăn no;
– Ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Ăn đồ ăn quá lỏng hoặc quá sệt;
– Tránh sử dụng bừa bãi các loại thuốc giảm đau, khám viêm;
– Hút thuốc, uống rượu bia;
– Thức quá khuya; mất ngủ;
– Nghỉ ngơi và làm việc không điều độ dẫn tới căng thẳng mệt mỏi kéo dài;
– Lười vận động.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng ruột bị kích thích là gì, điều trị như thế nào?
3. Viêm loét dạ dày nên làm gì để cải thiện tốt tình trạng bệnh
Người bệnh loét dạ dày nên thực hiện những yêu cầu sau đây trong quá trình điều trị bệnh:
– Thực hiện đúng theo chỉ định và phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra. Mua thuốc theo đúng đơn kê và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng.
– Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung chất xơ và nhóm các vitamin A,C,E,… từ rau củ quả tươi, các loại hạt/ngũ cốc nguyên hạt,…
– Ăn uống, ngủ nghỉ và làm việc điều độ. Tăng cường vận động, tập thể dục mỗi ngày giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa tốt hơn.
– Thực hiện thăm khám/tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ. Ngay cả khi đã điều trị khỏi viêm loét, người bệnh nên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/lần.
>>>>>Xem thêm: Bị các bệnh đau dạ dày có được uống nước dừa không?
4. Phương pháp chữa loét dạ dày được thực hiện
Tùy theo tình trạng và mức độ nghiêm trọng của viêm loét để chỉ định phương pháp điều trị tương ứng. Thông thường, 2 phương pháp phổ biến nhất được áp dụng là:
– Điều trị nội khoa bằng thuốc
– Phẫu thuật cắt dạ dày
4.1. Điều trị nội khoa bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc được áp dụng trong các trường hợp ổ viêm loét dạ dày được phát hiện sớm, tổn thương còn nông và chưa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán đúng bệnh và tìm rõ nguyên nhân gây viêm loét. Từ đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ thuốc điều trị chi tiết. Lưu ý, tuyệt đối không tự ý không tự ý kê đơn hay sử dụng đơn thuốc của người khác vì mỗi một trường hợp bệnh sẽ yêu cầu loại thuốc phù hợp khác nhau.
Người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc sau trong điều trị bệnh loét dạ dày:
– Thuốc kháng acid.
– Thuốc giảm tiết acid.
– Thuốc ức chế bơm proton.
– Thuốc tạo màng bọc bao quanh ổ loét để bảo vệ dạ dày.
– Thuốc diệt vi khuẩn HP.
Việc điều trị bằng thuốc với ưu điểm dễ dàng thực hiện, hiệu quả với nhiều trường hợp bệnh và mức chi phí hợp lý. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì thực hiện và tuân thủ đầy đủ các chỉ định của bác sĩ mới mang lại hiệu quả tốt..
4.2. Phẫu thuật cắt dạ dày chữa bệnh viêm loét
Chỉ định phẫu thuật được đưa ra với các trường hợp viêm loét dạ dày nặng, kèm biến chứng hoặc nguy cơ biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa nặng, ung thư dạ dày,… hoặc các trường hợp không đáp ứng yêu cầu của điều trị nội khoa.
Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt đi 1 phần dạ dày nhằm ngăn chặn sự lan rộng của ổ viêm loét. Việc phẫu thuật có thể mang lại lợi ích chữa bệnh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định.Chính vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám, thực hiện các kiểm tra để bác sĩ đánh giá chi tiết tình trạng bệnh cũng như cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để đưa ra quyết định cuối cùng.
Như vậy, người bệnh viêm loét dạ dày nên kiêng gì, nên làm gì để thuận lợi cho việc điều trị là rất quan trọng. Hãy lựa chọn bệnh viện uy tín, nhanh chóng tiến hành thăm khám và tuân thủ điều trị đúng phác đồ theo chỉ định của bác sĩ đưa ra.