Viêm loét dạ dày tá tràng – những điều cần biết

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi nhưng người trưởng thành thường có khả năng mắc bệnh cao hơn trẻ em. Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng qua bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức cần thiết về căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày tá tràng – những điều cần biết

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Thống kê cho thấy có khoảng 50-80% dân số trên thế giới nhiễm vi khuẩn HP và khoảng 70% số bệnh nhân loét dạ dày, 90% bệnh nhân loét tá tràng có vi khuẩn HP ở niêm mạc dạ dày.

Viêm loét dạ dày tá tràng – những điều cần biết

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn HP

Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc (aspirin, corticoid, thuốc chống viêm khớp không steroid..), uống rượu bia, căng thẳng thần kinh, stress trong thời gian dài…là những yếu tố gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

– Đau là triệu chứng thường gặp nhất khi bị viêm loét dạ dày-tá tràng.

Vị trí đau thường gặp ở vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội.

Đau âm ỉ thường kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm hoặc lâu hơn. Khi thời tiết chuyển mùa, sau khi ăn thức ăn chua, cay, đói…sẽ làm các cơn đau tăng lên.

Cơn đau có thể xuyên ra sau lưng, lên vai, ngực làm cho người bệnh lầm tưởng bệnh khác.

– Rối loạn tiêu hóa: Khi bị viêm loét dạ dày-tá tràng, người bệnh cũng thấy xuất hiện các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, trung tiện nhiều lần…

Tìm hiểu thêm: Phân loại nội soi tiêu hóa bằng ống soi mềm và lưu ý

Viêm loét dạ dày tá tràng – những điều cần biết

Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa…

Trường hợp viêm loét hành tá tràng lâu ngày có thể làm hẹp môn vị, ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu.

Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng có thể nhầm lẫn với các bệnh viêm tụy, viêm đường dẫn mật, bệnh tim, phổi, thoái hóa cột sống lưng…Vì thế, khi thấy những triệu chứng đau hoặc rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để thăm khám, làm các xét nghiệm cụ thể để xác định đúng bệnh.

Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Trong trường hợp không phát hiện sớm và điều trị đúng thì bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ tiến triển thành mạn tính hoặc loét.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất dễ biến thành ung thư .

Trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời rất dễ dẫn tới viêm phúc mạc, gây sốc và tử vong.

Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu do vi khuẩn HP thì phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc, tránh tác dụng của dịch vị.

Viêm loét dạ dày tá tràng – những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Nội soi đại tràng được thực hiện như thế nào?

Để cải thiện tình trạng sức khỏe, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cần tìm đến các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa

Ngoài ra, cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày.

Lời khuyên của các chuyên gia y tế:

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng chủ yếu là do vi khuẩn HP, vi khuẩn này lây theo đường ăn uống nên cần phải chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong gia đình khi có người bị viêm loét dạ dày – tá tràng thì bát, đũa, cốc, chén… không nên dùng chung hoặc phải nhúng vào nước đun sôi sau khi đã rửa sạch.

Không tự mua thuốc aspirin, corticoid, thuốc non-steroid (thuốc điều trị khớp) để tự điều trị. Không lạm dụng rượu bia, không ăn quá chua cay và tránh căng thẳng thần kinh.

Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 558892 để được hỗ trợ tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *