Viêm loét dạ dày là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì một số người bệnh cũng suy nghĩ tự chữa viêm loét dạ dày tại nhà. Tuy nhiên, tự chữa bệnh tại nhà có thực sự hiệu quả và an toàn, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời phù hợp nhất.
Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày tự chữa bệnh tại nhà có hiệu quả?
1. Các mức độ viêm loét dạ dày mà người bệnh cần lưu ý
Trước khi tìm hiểu về việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tại nhà, bạn đọc nên hiểu rõ tình trạng viêm loét hiện tại của bản thân. Từ đó có các cân nhắc phương án điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe.
1.1. Cấp độ 1: Viêm xung huyết hoặc trợt dạ dày
Giai đoạn này niêm mạc dạ dày chỉ sưng đỏ, xung huyết do mạch máu tại chỗ bị giãn nở. Sau một thời gian, niêm mạc dạ dày sẽ hình thành các vết trầy xước gọi là viêm trợt. Đây là các dạng tổn thương nhẹ và không có triệu chứng rõ rệt.
Ở cấp độ này các cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ, thi thoảng bùng phát sau khi ăn no hoặc căng thẳng quá mức. Ngoài ra, triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi uống hoặc ăn các thực phẩm có tính kích thích dạ dày. Ở cấp độ này, cơn đau thường khởi phát đơn độc hoặc đi kèm các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi.
Hình ảnh dạ dày viêm xung huyết
1.2. Cấp độ 2: Viêm loét nông
Ở giai đoạn 2 các vết loét dần ăn mòn vào thành dạ dày nhưng chưa đi qua lớp niêm mạc. Người bệnh sẽ cảm thấy đau dạ dày thường xuyên hơn.
Cơn đau sẽ thường bùng phát khi đói, khi no hoặc lúc căng thẳng. Ngoài ra có thể xuất hiện kèm theo triệu chứng buồn nôn, ợ hơi sau khi ăn. Tuy nhiên tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến bệnh nhân cảm thấy suy nhược hơn so với cấp độ 1.
1.3. Cấp độ 3: Viêm loét dạ dày và tá tràng
Các vết loét ở cấp độ này đã tiến triển nặng hơn và làm hư hại lớp niêm mạc, làm lộ lớp cơ của dạ dày. Những cơn đau sẽ có xu hướng bùng phát đột ngột khi bụng đói hoặc sau khi ăn. Người bệnh thường xuyên mất ngủ do cơn đau tái phát vào lúc nửa đêm. Tình trạng đầy bụng, nôn ói cũng xuất hiện ngày càng nhiều khiến người bệnh mệt mỏi, sụt cân.
1.4. Cấp độ 4: Viêm loét sâu
Đây là mức độ cuối cùng khi mà các vết loét tiến triển và ăn mòn lớp cơ của dạ dày. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây xuất huyết và thủng dạ dày. Vết loét sâu gây ra cho người bệnh cơn đau dữ dội, từng cơn khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, ảnh hưởng cuộc sống. Cơn đau có thể bùng phát bất kỳ lúc nào và rất khó kiểm soát bằng các biện pháp giảm đau thông thường và cần đến bệnh viện để điều trị. Tất cả các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn, ợ chua có xu hướng gia tăng về mức độ và tần suất.
2. Những điều cần lưu ý khi điều trị viêm loét dạ dày tại nhà
2.1. Khi nào nên tự chữa bệnh tại nhà với căn bệnh viêm loét dạ dày?
Tùy theo tình trạng sức khỏe, mức độ của ổ viêm loét và các triệu chứng biểu hiện mà người bệnh nên có thể áp dụng một số phương pháp hiệu quả giúp điều trị viêm loét dạ dày tại nhà.
Đối với trường hợp người bệnh ở giai đoạn đầu chỉ xuất hiện các cơn đau nhẹ tại vùng thượng vị, cảm giác chán ăn, ợ nóng, ợ hơi hoặc khó tiêu thì có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà đơn giản giúp giảm đau, cải thiện triệu chứng.
Tuy nhiên, trước khi quyết định áp dụng các biện pháp này, người bệnh vẫn nên đi khám để chẩn đoán, kiểm tra chính xác mức độ bệnh và tham khảo ý kiến của bác sĩ về các phương pháp điều trị có thể áp dụng tại nhà. Trường hợp bệnh nặng với các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh thì cần phải đi khám ngay để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp vấn đề cặp đôi: Khám sức khỏe sinh sản ở đâu tốt
Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các phương pháp điều trị có thể áp dụng tại nhà phù hợp và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe
2.2. Viêm loét dạ dày tự chữa bệnh tại nhà có hiệu quả?
Viêm loét dạ dày có thể được điều trị tại nhà trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ (Giai đoạn 1,2) không quá nghiêm trọng, xảy ra với tần suất thấp. Việc điều trị tại nhà có thể giúp giảm bớt tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị tại nhà cần kết hợp với thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, đồng thời theo dõi được hiệu quả điều trị.
Có thể nói việc điều trị tại nhà sẽ góp phần gia tăng hiệu quả điều trị. Trước khi tự chữa bệnh tại nhà, bệnh nhân nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Điều trị viêm loét dạ dày – tự chữa bệnh tại nhà liệu có đủ?
Viêm loét dạ dạ dày là bệnh lý dai dẳng và khó điều trị dứt điểm, vì vậy, chỉ điều trị bệnh tại nhà thôi là không đủ. Người bệnh cần thăm khám định kỳ và làm theo những chỉ định y khoa của bác sĩ để có thể điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Có thể thấy việc điều trị tại nhà thường được áp dụng với những bệnh nhân đang ở giai đoạn bệnh nhẹ. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng tự điều trị tại nhà có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
– Xuất huyết dạ dày hoặc thủng thành dạ dày do không được điều trị đúng cách.
– Rối loạn tiêu hóa và các phản ứng phụ từ các liều thuốc điều trị tại nhà.
– Giảm hiệu quả của thuốc điều trị dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Bật mí địa chỉ khám sức khỏe tổng quát Hà Nội uy tín
Biến chứng nguy hiểm nhất nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết hoặc thủng dạ dày
Chính vì vậy, việc tự điều trị thường không được khuyến khích với những bệnh nhân viêm loét nặng mà nên đến điều trị tại các cơ sở y tế uy tín. Việc thăm khám dạ dày ở các cơ sở y tế giúp xác định được tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày phù hợp cho người bệnh.
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang cung cấp đa dạng các gói dịch vụ khám bệnh tiêu hóa nói chung trong đó bao gồm khám các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Tại đây ứng dụng các công nghệ thăm khám hiện đại hàng đầu như nội soi MCU, chụp MRI ổ bụng,… giúp chẩn đoán bệnh một cách chính xác, hiệu quả. Vì vậy, Thu Cúc TCI chính là lựa chọn lý tưởng cho người dân khi muốn thăm khám sức khỏe nói chung và các bệnh lý về dạ dày nói riêng.
Mong rằng qua bài viết bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc: “Viêm loét dạ dày tự chữa bệnh tại nhà có hiệu quả?” và chọn được cho mình phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.