Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn ở người trưởng thành, người lớn tuổi. Biết được những nguyên nhân, biểu hiện bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng bệnh sớm, khám và điều trị bệnh kịp thời.
Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày và những điều cần biết
Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết có loét gây tình trạng đau dạ dày. Tùy từng tình trạng bệnh của mỗi người mà mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh sẽ khác nhau.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Viêm loét dạ dày xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hai nhóm yếu tố: yếu tố phá hủy lớp niêm mạc (HCL và Pepsine trong dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn) và yếu tố bảo vệ (chất nhày, hàng rào niêm mạc dạ dày…)
Một số nguyên nhân gây viêm loét dạ dày bạn cần cảnh giác là:
- Nhiễm vi khuẩn HP: là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày. Vi khuẩn này có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua tiếp xúc hàng ngày như dùng chung dụng cụ ăn uống, sinh hoạt…
- Căng thẳng thần kinh kéo dài: căng thẳng kéo dài làm dạ dày tăng tiết acid, gây tình trạng đau dạ dày và viêm loét…
Thói quen vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi không tốt cho tiêu hóa
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: ăn quá no, vừa ăn vừa làm, vừa xem tivi… là những thói quen xấu khiến dạ dày làm việc quá sức, tăng tiết dịch acid nhiều hơn làm mòn niêm mạc dạ dày lâu dần dẫn tới viêm loét. Thói quen ăn mặn, ăn nhiều đồ chua, cay nóng, nhiều thực phẩm lên men như dưa muối… cũng ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh: sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày cấp hoặc mạn tính
- Rượu bia: uống rượu ở mức an toàn sẽ không gây hại nhưng uống nhiều đồ uống có cồn đồ uống gây kích thích sẽ làm mòn lớp nhầy bảo vệ dạ dày, gây viêm loét, sung huyết
Triệu chứng viêm loét dạ dày
Tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ biểu hiện bệnh viêm loét dạ dày của mỗi bệnh nhân có thể khác nhau. Một số triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp là:
Tìm hiểu thêm: Đẻ mổ mấy ngày được ăn cơm
>>>>>Xem thêm: Bật mí cách điều trị viêm bao quy đầu cho nam giới
Viêm loét dạ dày có nhiều biểu hiện khác nhau
- Đau bụng vùng thượng vị, đau thường sau khi ăn no, khi đói, kéo dài đến bữa ăn tiếp theo
- Buồn nôn, nôn ói: là triệu chứng điển hình của viêm loét do mất cân bằng tiêu hóa
- Cơ thể gầy, khó tăng cân
- Ợ hơi, đầy hơi, ăn không ngon, khó tiêu…
Viêm loét dạ dày và những biến chứng có thể gặp
Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị tích cực có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
- Hẹp môn vị: thức ăn khi xuống dạ dày khó tiêu hóa gây cảm giác ậm ạch, khó chịu ở bụng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây suy kiệt, da xanh, hốc hác
- Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày: biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Ung thư dạ dày: là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến. Viêm loét dạ dày điều trị không dứt điểm làm tổn thương khó hồi phục tại dạ dày, tăng nguy cơ ung thư…
Viêm loét dạ dày cần được điều trị dứt điểm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có xây dựng các gói khám tầm soát ung thư khác nhau, trong đó có gói tầm soát ung thư dạ dày – thực quản với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất. Tầm soát ung thư dạ dày – thực quản khuyến khích cho mọi người trưởng thành, đặc biệt là người có nguy cơ mắc bệnh cao, trong đó có người bị mắc bệnh viêm loét dạ dày.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.