Viêm loét niêm mạc miệng và những điều cần biết!

Viêm loét niêm mạc miệng và lưỡi là bệnh lý ở khoang miệng với xuất hiện của những vết loét có màu vàng hoặc trắng và sưng đỏ. Đây là bệnh lý thường gặp và gây cho bệnh nhân những cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và ăn uống thường ngày của người bệnh.

Bạn đang đọc: Viêm loét niêm mạc miệng và những điều cần biết!

1. Những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét niêm mạc miệng

Viêm loét niêm mạc miệng và những điều cần biết!

Niêm mạc miệng có thể bị viêm loét ở bất cứ vị trí nào như lưỡi, má trong, lợi,… khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày.

Loét miệng là tình trạng bệnh lý có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, vùng má bên trong miệng hay vòm miệng. Để nhận biết viêm loét miệng rõ ràng nhất, người bệnh có thể quan sát những vùng sưng đỏ xung quanh vết loét đi kèm với sự đau đớn khi đánh răng hay ăn các loại thức ăn cay nóng, chua,.. Nhiều người bệnh trong cùng một thời điểm bị loét ở nhiều vị trí khác nhau.

Các vết loét miệng thường có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng chừng vài mm và có hình dạng tròn hoặc bầu dục. Thông thường các vết loét này sẽ thường tự lành trong vòng 1-2 tuần mà không để lại sẹo. Nhiều trường hợp vết loét sâu hơn, có thể lên đến 1-3cm và cần đến 6 tuần để biến mất hoàn toàn. Khi bị loét miệng, người bệnh thường sẽ có cảm giác đau đớn, đặc biệt khó chịu khi ăn uống và đánh răng hàng ngày.

2. Các nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét niêm mạc miệng

Hiện nay vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân chính xác khiến niêm mạc miệng bị viêm loét. Tình trạng niêm mạc miệng loét có thể do một trong số các nguyên do sau:

– Các mô nhỏ trong miệng bị tổn thương do trám răng hoặc thực hiện các thủ thuật Nha khoa

– Người bệnh chẳng may cắn vào phần lưỡi, môi hoặc má trong

– Phản ứng dị ứng tự nhiên với một số loại vi khuẩn gây hại

– Những người niềng răng bị mắc cài chỉnh nha cà vào làm xước và tổn thương niêm mạc

– Người bệnh có chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, thiếu hụt vitamin và khoáng chất

– Trong thời gian ngắn hấp thụ nhiều loại thực phẩm có tính acid cao như cam, dứa, dâu tây,… hoặc ăn đồ quá cay nóng

– Do sự thay đổi của nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt của phái nữ

– Người bệnh bị căng thẳng, rối loạn giấc ngủ

– Do sử dụng một số loại thuốc như NSAID, thuốc chẹn β,…

3. Khi nào thì người bệnh nên đi gặp bác sĩ?

Viêm loét niêm mạc miệng và những điều cần biết!

Thông thường các vết viêm loét sẽ tự hết sau khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu vết loét sau 3 tuần chưa khỏi, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Thông thường, tình trạng niêm mạc miệng bị viêm loét không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu vết loét tồn tại quá lâu (trên 3 tuần) mà không thuyên giảm hoặc tình trạng viêm loét tái phát nhiều lần thì người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, khi vết loét khiến người bệnh có cảm giác đau đớn dữ dội, không thể kiểm soát kể cả khi sử dụng thuốc giảm đau thì cũng nên đi khám bác sĩ Nha khoa vì có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt, nếu người bệnh bị viêm loét có kèm sốt cao hoặc tiêu chảy thì người bệnh tuyệt đối không được chủ quan vì đấy có thể là báo hiệu của các bệnh lý như đái tháo đường, HIV/AIDS, các bệnh lý tự miễn,…

Đi khám giúp cho người bệnh có thể kịp thời phát hiện các bệnh lý nguy hiểm này, ngăn ngừa được biến chứng và có phác đồ điều trị hiệu quả hơn.

4. Những đối tượng nào có nguy cơ viêm loét niêm mạc miệng cao hơn?

Đây là bệnh lý viêm loét có thể bắt gặp ở bất kỳ ai, không quan trọng độ tuổi hay giới tính. Do đó, mọi người đều không được chủ quan, lơ là cảnh giác với bệnh lý viêm loét miệng này. Đặc biệt, những người hiện tại vẫn đang đánh răng bằng các loại bàn chải có lông cứng, đánh răng quá mạnh càng khiến cho nguy cơ mắc viêm loét miệng tăng cao. Ngoài ra, việc sử dụng các loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng có những những thành phần gây ra hiện tượng kích ứng niêm mạc như chất natri lauryl sulfat,.. cũng có thể khiến cho người bệnh dễ bị viêm loét miệng hơn.

5. Những phương pháp phát hiện và điều trị bệnh lý viêm loét miệng

Tìm hiểu thêm: Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Viêm loét niêm mạc miệng và những điều cần biết!

Các chẩn đoán và điều trị niêm mạc miệng bị loét khá dễ dàng. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác để có thể “bắt” đúng bệnh.

5.1. Chẩn đoán viêm loét niêm mạc miệng như thế nào?

Các bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra vết loét của người bệnh một cách cẩn thận và kỹ lưỡng để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng hiện tại. Nếu như vết viêm loét của người bệnh ở mức độ nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để có thể bắt đúng bệnh và nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

5.2. Điều trị viêm loét niêm mạc miệng ra sao?

Để điều trị tình trạng viêm loét này hiệu quả, các bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng của bệnh nhân cũng như mức độ của bệnh để kê đơn thuốc cũng như có các phương án điều trị thích hợp.

Các loại thuốc bác sĩ kê thường sẽ để giảm bớt sự đau đớn, khó chịu của người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Các loại thuốc điển hình bao gồm gel sát trùng, thuốc mỡ và nước súc miệng sát khuẩn.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn và yêu cầu người bệnh vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, kỹ càng để các vết loét mau chóng lành lại cũng như giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm trùng.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi dùng thuốc cần phải tuân theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, không xảy ra kích ứng hoặc các phản ứng nguy hiểm với thuốc.

6. Các biện pháp phòng ngừa viêm loét miệng hiệu quả

Viêm loét niêm mạc miệng và những điều cần biết!

>>>>>Xem thêm: Điều trị nâng đỡ tăng chất lượng sống cho người bệnh ung thư

Phương pháp ngăn ngừa tình trạng viêm loét miệng tốt nhất chính là xây dựng một lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe toàn diện của người bệnh.

6.1. Xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày thật lành mạnh

– Giảm thiểu stress trong cuộc sống một cách tối đa

– Nên đi thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị

– Nên đi thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để có thể nắm bắt được tình hình sức khỏe của bản thân, phát hiện được các bệnh lý mắc phải sớm để có các phương án điều trị thích hợp

– Tâm lý thoải mái, lạc quan, sống tích cực

– Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, súc miệng thường xuyên

6.2. Thường xuyên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

– Bổ sung các loại vitamin B và khoáng chất để tăng sức đề kháng, chống viêm nhiễm hiệu quả hơn

– Nên uống đủ nước mỗi ngày

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều acid, thức ăn quá cay hoặc mặn cho đến khi vết loét lành hẳn

6.3. Phòng ngừa tình trạng niêm mạc miệng bị viêm loét hiệu quả bằng các phương pháp đơn giản

– Khi ăn, người bệnh nên nhai chậm, nhai kĩ, tránh nói chuyện trong khi ăn để hạn chế tình trạng cắn trúng lưỡi, môi trong khi ăn

– Ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi để cơ thể tăng sức đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm

– Có một chế độ nghỉ ngơi khoa học, giảm sự căng thẳng trong cuộc sống

– Biết cách vệ sinh răng miệng sao cho đúng, sử dụng bàn chải mềm và chỉ nha khoa hoặc tăm nước để khoang miệng luôn sạch sẽ sau khi ăn.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý niêm mạc miệng bị viêm loét. Mong rằng những thông tin trên đây có thể giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng viêm loét của mình để có các phương án điều trị thích hợp. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn thông qua tổng đài Thu Cúc TCI

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *