Viêm loét vùng kín là bệnh lý thường gặp ở cả nữ giới và nam giới. Đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác như: giang mai, sùi mào gà, bệnh lậu,…Do đó, chúng ta cần đi thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý nhanh chóng.
Bạn đang đọc: Viêm loét vùng kín là gì? Nguyên nhân và cách điều trị?
1. Những điều cần biết về hiện tượng viêm loét vùng kín
1.1. Khái niệm viêm loét vùng kín là gì?
Viêm loét ở vùng kín là bệnh lý có thể gặp được ở cả nữ giới cũng như nam giới. Đây là hiện tượng bệnh nhân gặp viêm loét do sự tấn công của các loại vi khuẩn có khả năng lây lan thông qua con đường tình dục. Khi mắc bệnh lý viêm loét ở vùng kín này, nữ giới thường sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ ràng như: vùng kín đau rát, gặp khó khăn khi tiểu tiện, xuất hiện các nốt viêm loét ở vùng kín,…Đối với nam giới, khi mắc bệnh này cũng có thể dễ dàng quan sát thông qua bộ phận sinh dục nam.
Viêm loét ở vùng kín có thể là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa cụ thể như: lậu, giang mai, herpes sinh dục,…
Khi mắc bệnh lý viêm loét ở vùng kín, nữ giới thường sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ ràng như: vùng kín đau rát, gặp khó khăn khi tiểu tiện,…
1.2. Viêm loét vùng kín nguyên nhân do đâu?
Bệnh loét vùng kín có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên có thể kể tới một vài nguyên nhân phổ biến như sau:
– Quá trình chăm sóc, vệ sinh vùng kín chưa cẩn thận, đặc biệt là trong giai đoạn có kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến việc vi khuẩn phát triển, xâm nhập sâu vào vùng kín và gây viêm loét.
– Bệnh nhân từng có thời điểm sử dụng liên tục các loại thuốc kháng sinh khác nhau. Điều này góp phần làm ảnh hưởng tới môi trường cân bằng ở khu vực vùng kín.
– Phụ nữ có tiền sử nạo, pha thai cũng có nguy cơ dễ bị viêm loét âm đạo do âm đạo bị tổn thương.
– Phụ nữ trải qua quá trình sinh đẻ, hoặc sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai cũng dễ có nguy cơ bị viêm loét âm đạo.
– Thực hiện quan hệ tình dục không đúng cách có thể dẫn tới việc âm đạo, vùng kín bị tổn thương, gây ra hiện tượng vi khuẩn xâm nhập làm viêm loét.
1.3. Viêm loét ở vùng kín có triệu chứng như thế nào?
Đa số bệnh nhân khi mắc bệnh viêm loét ở vùng kín thường sẽ có một số biểu hiện như sau:
– Ở tại khu vực sinh dục xuất hiện một hoặc nhiều vết loét. Những vết loét này có thể đau hoặc không đau.
– Tại vị trí bẹn có thể xuất hiện hạch, có thể đau hoặc không đau, có thể mưng mủ hoặc không mưng mủ.
– Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ hoặc không tùy cơ địa và thể trạng mỗi người.
2. Viêm loét vùng kín có thể là biểu hiện của những bệnh lý phụ khoa nào
2.1. Bệnh lý viêm âm đạo (viêm đường sinh dục)
Phụ nữ khi mắc viêm âm đạo ở thể nặng cũng rất có thể dẫn tới việc bị viêm loét ở bộ phận sinh dục. Hiện tượng này xảy ra gây những sự khó chịu và làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Do đó, nếu thấy có biểu hiện của việc viêm nhiễm âm đạo, hãy đi thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị.
2.2. Mắc bệnh sùi mào gà
Khi có dấu hiệu viêm loét ở vùng kín thì rất có khả năng bệnh nhân bị mắc sùi mào gà. Sùi mào gà là một trong những bệnh phu khoa phổ biến và nhiều người gặp phải. Bệnh này xuất phát do virus HPV tạo nên. Sùi mào gà lây lan qua con đường quan hệ tình dục và có những biểu hiện cụ thể tại cơ quan sinh dục của cả nam và nữ giới: xuất hiện những nốt sùi ở bộ phận âm đạo. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành dạng mảng sùi to (sùi mào gà), có thể chảy mủ và viêm loét.
Tìm hiểu thêm: Polyp cổ tử cung là gì? Điều trĩ có dứt điểm được không?
Khi có dấu hiệu viêm loét ở vùng kín thì rất có khả năng bệnh nhân bị mắc sùi mào gà.
2.3. Viêm loét ở vùng kín có thể là biểu hiện của bệnh lậu
Lậu là 1 loại vi khuẩn thường phát hiện thấy ở khu vực âm đạo, cổ tử cung nữ giới. Các vết loét lúc này sẽ giống như vết xước, có màu đỏ và hơi cứng. Nếu chủ quan không thăm khám phụ khoa thì rất có thể các biểu hiện bệnh sẽ nặng nề hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
2.4. Bệnh lý xuất hiện các nốt mụn rộp ở cơ quan sinh dục
Các nốt mụn rộp ở vùng sinh dục xuất hiện do quá trình quan hệ tình dục bừa bãi, và không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Bệnh mụn rộp gây ra triệu chứng: ngứa ngáy, bỏng rát tại vị trí bị viêm. Theo thời gian, các nốt mụn này có thể sẽ to ra, có mủ ở bên trong và gây đỏ xung quanh vùng mụn. Nếu không được điều trị chúng sẽ phát triển thành nhiều nốt mụn, gây ra hiện tượng viêm loét.
2.5. Bệnh giang mai
Nếu bệnh nhân bị viêm loét cũng rất có thể là biểu hiện của bệnh giang mai. Đây là một loại bệnh gây nên bởi vi khuẩn xoắn Treponema. Bệnh lý này đặc biệt nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Biểu hiện là những vết loét có dạng hình tròn, bầu dục, có màu đỏ, không ngứa, không mủ. Nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị, chúng sẽ phát triển nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
3. Làm thế nào để điều trị viêm loét vùng kín?
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về mức giá bọc răng sứ
Điều đầu tiên cần làm để điều trị viêm loét ở vùng kín là nên đi tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thăm khám.
Điều đầu tiên cần làm là nên đi tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thăm khám. Bởi chỉ có như vậy bác sĩ mới có thể kiểm tra và đưa ra những phương hướng điều trị thích hợp cho từng loại bệnh.
Sau khi thăm khám, bệnh nhân sẽ có thể cần thực hiện một số bước xét nghiệm để có thể giúp bác sĩ có sự chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Nếu bệnh nhân bị mắc bệnh thể nhẹ, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc, cộng với việc làm sạch vùng viêm. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị mắc bệnh thể nặng, thì có thể cần sử dụng thêm các loại thuốc đặc trị cho bệnh đó.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chúng ta vẫn cần có ý thức đi thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe cho vùng sinh dục, tầm soát sớm các bệnh lý phụ khoa, tránh để lâu gây những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống.
Trên đây là những thông tin quan trọng về hiện tượng viêm loét ở khu vực vùng kín. Nếu có bất cứ câu hỏi gì cần giải đáp hoặc muốn đặt lịch khám với bác sĩ, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI các bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.