Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường hay gặp tình trạng viêm lợi gây sốt. Vấn đề này thường khiến trẻ cảm thấy đau khi cử động miệng hoặc ăn uống. Vậy nguyên nhân nào gây ra vấn đề này và cách xử trí ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Viêm lợi gây sốt ở trẻ em và những việc cha mẹ nên làm
1. Nguyên nhân viêm lợi gây sốt ở trẻ em
1.1 Viêm lợi gây sốt do trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng có thể dẫn đến sốt. Quá trình mọc răng sẽ khiến cho lợi bị nứt ra, nếu không được giữ gìn sạch sẽ, phần lợi nứt sẽ tạo ra nơi trú ngụ cho các loại vi khuẩn. Từ đó, dẫn đến viêm lợi và sốt ở trẻ. Thường khi trẻ gặp tình trạng này, trẻ sẽ bị sốt không quá cao, chỉ dao động trong khoảng 38 độ C. Cha mẹ cần chú ý đo nhiệt độ chính xác cho con để có phương án hạ sốt thích hợp khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ. Nếu trẻ hơi sốt thì chỉ cần chườm ấm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Trẻ khi mọc răng đi kèm với viêm lợi thường cảm thấy đau và khó chịu, dẫn đến quấy khóc. Cha mẹ nên có những biện pháp để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn như: cho trẻ súc miệng với nước muối loãng, ăn những loại đồ ăn lỏng mềm, cho trẻ uống nhiều nước,… Ngoài ra, cần phân biệt sốt do mọc răng, viêm lợi hay sốt do nguyên nhân khác để có những cách xử trí phù hợp. Nếu trẻ bị sốt đi kèm với những dấu hiệu khác như: đi ngoài, đau đầu, mẩn đỏ,… thì nguyên nhân có thể không phải từ mọc răng.
Mọc răng kèm sốt là thường thấy ở đa phần trẻ em
1.2 Do chế độ ăn uống
Nếu trẻ ăn nhiều những loại thực phẩm cay nóng, ăn nhiều đồ cứng có thể làm cho lợi bị tổn thương, viêm loét, nhiệt miệng. Nếu tình trạng viêm loét nặng hơn có thể dẫn đến những cơn sốt nhẹ ở trẻ.
Cha mẹ có thể quan sát phần lợi của trẻ xem có tổn thương dang j đỏ, sưng hoặc có chấm trắng không. Nếu có những dấu hiệu này đi kèm với sốt thì rất có thể trạng đang bị sốt do viêm lợi.
Ngoài ra, nếu trẻ có chế độ ăn kém lành mạnh, ăn nhiều đồ chiên rán, ít ăn rau, hoa quả và uống nhiều nước cũng khiến cho lượng nước bọt tiết ra ít đi, dẫn đến khả năng viêm lợi cao hơn.
1.3 Viêm lợi gây sốt do vệ sinh răng kém
Đánh răng không đúng cách hoặc thói quen lười đánh răng có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám quanh nướu của trẻ. Tình trạng này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh của vi khuẩn, gây ra sâu răng, kích ứng và viêm lợi. Hơn nữa, do trẻ còn nhỏ nên thường hay mút tay, ngậm những đồ vật không được bảo quản sạch sẽ, điều này cũng có thể là nguyên nhân gây viêm lợi và sốt cho trẻ.
2. Lời khuyên cho cha mẹ khi con bị viêm lợi và sốt
Khi con bị viêm lợi và sốt, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp để giảm bớt tình trạng khó chịu và giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối: Sử dụng nước muối ấm để súc miệng cho trẻ giúp làm sạch và giảm viêm nhiễm trong miệng. Hòa nước muối với nước ấm, sau đó dùng nước này để súc miệng của trẻ 2-3 lần mỗi ngày. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn và giảm sưng, giúp giảm đau và ăn uống được.
– Đảm bảo trẻ uống đủ nước giúp giữ cho cơ thể không bị mất nước do sốt và đồng thời giảm cảm khô miệng. Nước ấm, nước hoa quả có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm cảm giác không thoải mái.
– Sử dụng các phương pháp như đặt khăn ấm lên trán, hoặc sử dụng thuốc hạ sốt dành cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Lựa chọn thuốc với phụ nữ cho con bú
Chăm sóc trẻ đúng cách giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn
– Chăm sóc miệng đúng cách: Đảm bảo vệ sinh miệng cho trẻ bằng cách sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của trẻ. Việc này giúp kiểm soát viêm nhiễm và duy trì sức khỏe nướu.
– Đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa: Nếu triệu chứng viêm lợi kéo dài hoặc trở nên nặng nề, nên đưa trẻ đi bác sĩ. Bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra chi tiết và đưa ra cách điều trị phù hợp.
3. Cách để phòng tránh
Để phòng tránh viêm lợi gây sốt, việc duy trì chăm sóc răng miệng là quan trọng. Dưới đây là một số cách hiệu quả để giữ cho răng và nướu khỏe mạnh:
– Chăm sóc răng miệng tại nhà:
Đánh răng đúng cách: Sử dụng bàn chải răng mềm với đầu nhỏ để dễ dàng tiếp cận mọi khu vực trong miệng. Đánh răng theo hình xoắn ốc, quét nhẹ và chú ý đến cả phần lưỡi lên để loại bỏ vi khuẩn.
Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride: Chọn kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ men răng. Hãy sử dụng một lượng nhỏ, khoảng bằng hạt đậu, và nhớ hướng dẫn trẻ súc miệng nhổ sạch sau khi đánh răng.
– Chế độ ăn uống khoa học:
Hạn chế đường và thức ăn ngọt: Đường là một trong những yếu tố chính gây tổn thương cho răng và nướu. Hạn chế ăn đồ ngọt, đặc biệt là đêm trước khi đi ngủ để giảm nguy cơ sâu răng.
Tăng cường canxi và vitamin D: Canxi là yếu tố chính trong việc xây dựng và duy trì sức khỏe của răng. Thực phẩm như sữa, sữa chua, cá hồi, và các sản phẩm từ sữa là nguồn canxi tốt.
– Sử dụng nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn:
Lựa chọn nước súc miệng kháng khuẩn: Chất kháng khuẩn trong nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn sự hình thành của mảng bám, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm nướu và giữ cho hơi thở luôn thơm tho.
– Thăm khám nha sĩ định kỳ: Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm lợi, hay các vấn đề khác. Nha sĩ cũng có thể thực hiện làm sạch răng chuyên sâu như lấy cao răng để loại bỏ mảng bám và chống lại sự hình thành của mảng bám mới.
>>>>>Xem thêm: Niềng răng lệch hàm và những điều cần biết
Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để giúp trẻ hạn chế gặp các tình trạng về răng
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng như lời khuyên dành cho cha mẹ khi con mình mắc phải tình trạng viêm lợi dẫn đến sốt. Trẻ sẽ thường quấy khóc vì cảm thấy khó chịu nên ngoài việc chăm sóc, giúp con dễ chịu, cha mẹ cũng nên tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì để xử trí cho đúng cách, giúp trẻ nhanh khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.