Sau khi nhổ răng khôn, vết thương sẽ bị hở, đồng thời vi khuẩn trong miệng dễ xâm nhập gây ra nguy cơ viêm lợi. Vậy viêm lợi sau khi nhổ răng khôn phải xử trí như thế nào, cùng tìm hiểu các kiến thức quan trọng qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Bạn đang đọc: Viêm lợi sau khi nhổ răng khôn xử trí thế nào?
1. Một số nguyên nhân viêm lợi sau nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là chỉ định cần thiết bởi răng khôn nếu để lâu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Nhổ răng khôn được đánh giá là phương pháp khá an toàn, tuy nhiên, nếu như nhổ răng sai kỹ thuật hoặc không đảm bảo an toàn thì cơ thể vẫn sẽ gặp phản ứng hoặc những biến chứng, một trong đó có thể kể đến là viêm lợi.
Viêm lợi là một dạng bệnh viêm phát sinh ở tổ chức lợi xung quanh chân răng. Viêm lợi có thể dễ dàng nhận biết qua những biểu hiện lâm sàng đó là lợi sưng đỏ, tổ chức quanh chân răng trở nên lỏng lẻo, dễ bị chảy máu. Kèm theo đó là một số biểu hiện ít phổ biến hơn là ngứa ngáy, căng tức ở lợi, hôi miệng.
Viêm lợi nếu như để lâu không điều trị sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm, ví dụ như lợi răng phì đại, hay còn gọi là viêm lợi dạng phì đại, nặng nhất là nguy cơ mất răng.
Về viêm lợi sau khi nhổ răng, hiện tượng này có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau, và thời gian kéo dài hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như từng cơ địa mỗi người. Bị viêm lợi sau nhổ răng khôn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:
– Nhổ răng còn để sót lại chân răng
– Dụng cụ nhổ răng không được vô trùng cẩn thận gây viêm nhiễm
– Quy trình nhổ răng không đúng kỹ thuật, vô tình gây xâm lấn mô mềm hay các dây thần kinh xung quanh
– Chăm sóc, vệ sinh răng không đúng cách khiến cho vết thương có nguy cơ nhiễm trùng
– Không điều trị dứt điểm những bệnh lý sẵn có như viêm nướu, viêm nha chu
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc làm giảm lượng nước bọt tiết ra, gây khô miệng, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Lưu ý nếu như tình trạng viêm lợi kéo dài, cùng với đó là các dấu hiệu như đau nhức, chảy máu chân răng, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp xử trí phù hợp.
Viêm lợi sau khi nhổ răng khôn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
2. Viêm lợi sau nhổ răng khôn có nguy hiểm hay không?
Có thể nói, viêm lợi sau nhổ răng khôn là tình trạng khá phổ biến. Nếu như được chăm sóc và điều trị tốt, viêm lợi sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, viêm lợi sau nhổ răng cũng có thể tiến triển nặng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu như không được can thiệp kịp thời. Trong đó, một số biến chứng điển hình bao gồm:
– Gây viêm ổ răng khôn
– Viêm lợi mạn tính dẫn đến viêm quanh chân răng, viêm nha chu, viêm tủy răng hay áp xe răng
– Hư hại đến các răng lân cận, tệ nhất là nguy cơ mất răng vĩnh viễn
– Hôi miệng dai dẳng kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý cũng như giao tiếp hàng ngày
Tìm hiểu thêm: Sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi
Viêm ổ răng khôn là một trong những biến chứng phổ biến sau viêm lợi
3. Điều trị viêm nướu sau nhổ răng khôn như thế nào?
Đừng quên, viêm lợi sau nhổ răng khôn có thể thuyên giảm nếu như bạn áp dụng đúng biện pháp điều trị. Dưới đây là một số biện pháp quan trọng bạn cần lưu ý bao gồm:
3.1. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc cần thiết để nhanh chóng hồi phục, đồng thời có tác dụng giảm sưng đau, ngăn ngừa viêm nhiễm mô nướu. Do đó, để kiểm soát viêm lợi, đừng quên uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ bạn nhé.
– Kháng sinh: Đây là nhóm thuốc được chỉ định để nhổ răng phòng ngừa bị viêm nhiễm, thuốc thường được sử dụng trong khoảng từ 5 đến 7 ngày để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa hại khuẩn xâm nhập vào mô nướu.
– Paracetamol: Đây là loại thuốc với các tác dụng như giảm đau và hạ sốt, thường được sử dụng để làm giảm đau nhức sau khi nhổ răng.
– Nhóm thuốc chống viêm: Đối với tiểu phẫu nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm để tăng hiệu quả giảm đau, cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề.
Lưu ý bạn nên kiêng rượu, bia sau khi sử dụng thuốc.
3.2. Vệ sinh răng miệng đầy đủ
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên chú ý đến vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng, bởi việc vệ sinh tốt sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám hiệu quả, ngăn ngừa không cho vi khuẩn phát triển, giúp cho vết thương ở mô nướu nhanh phục hồi.
Sau khi nhổ răng, bạn có thể thực hiện theo chế độ vệ sinh như sau:
– Không súc miệng bằng dung dịch nước sát khuẩn và nước muối trong khoảng ít nhất 1 tuần. Mặc dù phương pháp này có hiệu quả làm sạch khoang miệng tuy nhiên lại có tác dụng phụ khiến cho mô nướu dễ kích thích, dễ chảy máu.
– Đánh răng nhẹ nhàng nhất có thể, tránh những tác động vào mô nướu của răng bị nhổ. Sau đó, bạn nên súc miệng nhẹ nhàng với nước để làm sạch răng cũng như thức ăn thừa ở trong khoang miệng.
– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn và mảng bám ở kẽ răng, không dùng tăm hay các vật cứng dễ làm tổn thương men răng.
3.3. Duy trì chế độ ăn uống đặc biệt sau khoảng từ 3-5 ngày sau khi nhổ răng
Sau từ 3-5 ngày mới nhổ răng, để mô nướu có thể phục hồi hoàn toàn, bạn nên duy trì chế độ ăn uống như sau:
– Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột như là bánh kẹo, socola… để tránh nguy cơ hình thành mảng bám
– Không sử dụng rượu, bia hay nước ngọt có gas, món ăn chứa gia vị cay nóng gây kích thích mô nướu
– Dùng thức ăn mềm, lỏng, nguội và ít gia vị như là cháo, canh, súp, bún trong 3 ngày đầu sau khi nhổ răng
– Bổ sung rau xanh, trái cây không chứa nhiều axit để làm dịu cơn đau, sưng nhức mô nướu. Bên cạnh đó thì chất xơ cũng giúp làm sạch mảng bám một cách tự nhiên
>>>>>Xem thêm: Quy trình tầm soát ung thư vòm họng diễn ra như thế nào?
Đừng quên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị viêm lợi kịp thời bạn nhé
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm được cách xử trí viêm lợi sau khi nhổ răng khôn. Đừng quên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nếu như những triệu chứng sưng nhức làm phiền bạn trong thời gian dài nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.