Viêm lợi trùm có mủ và những điều cần biết 

Viêm lợi trùm có mủ là bệnh viêm nhiễm răng miệng phổ biến, có thể để lại nhiều hệ luỵ nguy hiểm đến sức khoẻ răng miệng của người bệnh. Do vậy, trang bị kiến thức về chứng bệnh này là cần thiết.

Bạn đang đọc: Viêm lợi trùm có mủ và những điều cần biết 

1. Viêm lợi trùm có mủ là bệnh như thế nào?

Viêm lợi trùm được cho là hệ quả của việc răng số 8 (răng khôn) mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Theo các chuyên gia nha khoa, răng số 8 là răng mọc cuối cùng nên thường sẽ không có đủ không gian để phát triển. Do vậy, chúng hay bị chèn ép bởi các răng đã mọc trước đó. Trong quá trình này, tình trạng lợi phía trong hàm sẽ bao phủ bề hầu hết mặt răng với người đang mọc răng khôn. Khi đó, răng số 8 bị mọc lệch hoặc mọc ngầm bên trong nướu do sự phát triển của chúng bị ngăn cản. Nướu răng trong cùng vì thế bị sưng lên, tác động đến răng bên cạnh và đây được gọi là chứng viêm lợi trùm.

Viêm lợi trùm có mủ và những điều cần biết 

Viêm lợi trùm là hiện tượng nướu trong cùng bị sưng to, trùm lên bề mặt răng bên cạnh

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nướu răng này sẽ dễ dàng bị viêm và có hiện tượng nhiễm trùng xung quanh mô của nướu, tạo điều kiện hình thành các ổ mủ, khi đó sẽ gọi là viêm lợi trùm có mủ hay có tên khác là sưng nướu răng trong cùng có mủ.

2. Dấu hiệu phổ biến bệnh viêm lợi trùm mủ

Những dấu hiệu dưới đây được xem là top những dấu hiệu phổ biến nhất, giúp người bệnh nhận biết chính xác về bệnh này.

2.1 Sưng nướu răng trong cùng có mủ là dấu hiệu viêm lợi trùm có mủ

Phần nướu trong cùng bị sưng tấy, đỏ lên do sự chèn ép của răng khôn mọc ngầm gây ra. Sau một thời gian, răng số 8 không có không gian để phát triển dẫn đến tình trạng có mủ, viêm nhiễm nặng nề. Người bệnh vì thế sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống do khi tiếp xúc với thức ăn mủ sẽ chảy ra. Một số trường hợp có chuyển biến nặng, răng có thể bị tụt lợi và ảnh hưởng đến vùng xương hàm.

2.2 Viêm trùm lợi mủ thường bị đau

Đây được xem là triệu chứng điển hình nhất đặc biệt trong quá trình nhai, phần nướu trong cùng bị tác động và chảy mủ. Người bệnh cảm nhận rõ rệt cơn đau hơn khi ăn phải đồ cay nóng, nhiều gia vị hoặc lạnh. Lâu dầu, cảm giác đau buốt tràn toàn bộ khoang miệng hình thành nỗi e ngại trong việc ăn uống.

2.3 Đau răng xung quanh

Tình trạng viêm nhiễm thường có xu hướng lan rộng ra vùng xung quanh, các răng bên cạnh bị ảnh hưởng cụ thể là bị đau nhức rất khó chịu. Các cơn đau ngày càng xuất hiện với tần suất mạnh và thường xuyên hơn. Từ đó nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân như ăn uống kém, mất ngủ, luôn khó chịu, cáu gắt và tác động đến tâm lý khi phải chịu đựng cơn đau dai dẳng.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Gói tầm soát ung thư vòm họng bao nhiêu tiền?

Viêm lợi trùm có mủ và những điều cần biết 

Người bị viêm lợi trùm có mủ thường phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng

2.4 Hơi thở hôi là dấu hiệu của viêm lợi trùm có mủ

Hơi thở có mùi, miệng hôi là dấu hiệu hay gặp ở các bệnh lý về răng miệng. Với chứng bệnh này, vi khuẩn thường trú ngụ trong các ổ mủ trong nướu sẽ tạo ra khí có mùi hôi khó chịu do đã làm phân huỷ protein của vi sinh vật. Đây là nguyên nhân tại sao hơi thở của người bệnh có mùi hôi khó chịu hơn người bình thường dù vệ sinh răng miệng hàng ngày. Theo đó, hôi miệng dần sẽ biến mất khi tình trạng viêm nhiễm giảm.

1.5 Sốt cao

Đây là triệu chứng nặng, báo hiệu rằng toàn cơ thể của bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng. Khi đó, cơ thể bị nhiễm trùng nặng ở vùng nướu sưng trong cùng có mủ dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn 38 độ. Khi gặp triệu chứng này, người bệnh cần đến ngay bác sỹ chuyên khoa để xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra.

1.6 Bị hạch ở cổ

Tình trạng viêm nhiễm lan sang vùng khác sẽ gây kích ứng tổ chức xung quanh, khiến hạch vùng cổ sưng to. Má ở gần nướu mọc răng số 8 có mủ theo đó cũng bị sưng to. Dấu hiệu này thường nhầm lẫn với triệu chứng mọc hoặc đau răng số 8.

Viêm lợi trùm là một hiện tượng dễ xảy ra khi mọc răng khôn, đau răng số 8. Bệnh nhân sẽ thường xuyên phải chịu cảm giác đau nhức, khó chịu, sốt trong nhiều ngày liên tiếp. Đặc biệt là khi răng khôn mọc lệch hoặc chưa mọc hết thì lợi sẽ trùm lên răng, làm thức ăn dễ bám vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, khiến lợi ngày càng bị viêm nhiễm nặng hơn.

Viêm lợi trùm có mủ và những điều cần biết 

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm niêm mạc miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng viêm nhiễm lan sang vùng khác sẽ gây kích ứng tổ chức xung quanh, khiến hạch vùng cổ sưng to

3. Điều trị viêm lợi trùm mủ như thế nào?

Nếu răng khôn mọc lệch thì cách điều trị phổ biến nhất để chấm dứt hiện tượng viêm lợi trùm là nhổ bỏ. Bởi vì theo các bác sỹ nha khoa, nếu giữ lại chiếc răng này thì không có tác dụng gì, thậm chí nó gây khó khăn cho người bệnh trong việc vệ sinh, dễ sâu răng, đau răng số 8. Trường hợp răng mọc lệch thì còn ảnh hưởng đến răng số 7 bên cạnh, gây xô lệch hàm rất mất thẩm mỹ. Nhiều người lo lắng vì phương pháp điều trị này  vì nhổ răng số 8 thường bị cho nhạy cảm, dễ gặp hệ luỵ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến thần kinh,… Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn trở nên đơn giản hơn nhiều với sự phát triển tiến bộ y khoa hiện nay, các kỹ thuật nhổ răng số 8 không đau được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế uy tín.

Ngoài ra, để tránh viêm lợi trùm mủ có biến chuyển nặng hơn thì bệnh nhân cần nên lưu ý thực hiện các nguyên tắc sau đây:

– Tiến hành vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ, lấy cao răng định kỳ tại các phòng khám nha khoa uy tín để loại bỏ vi khuẩn, hạn chế tối đa viêm nhiễm có thể xảy ra.

– Không vệ sinh răng quá mình làm tổn thương đến vùng nướu, dễ gây chảy máu làm cho tình trạng nướu sưng mủ ngày càng trầm trọng hơn.

– Tuyệt đối tránh nhai các loại thực phẩm cứng, dai, quá cay, quá nóng làm tổn thương đến khu vực nướu đang bị đau.

– Khám răng định kỳ từ 3-6 tháng để sớm phát hiện những bệnh lý răng miệng cũng như kiểm tra sức khoẻ răng.

Những việc trên đây tuy đơn giản, quen thuộc nhưng lại có vô cùng quan trọng trong việc làm giảm thiểu hiện tượng viêm lợi trùm mủ. Người bệnh nên thực hiện đúng cách và chú ý tới việc chăm sóc răng miệng hàng ngày đồng thời đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *