Nhiều ba mẹ “cuống quýt” khi nghe nói trẻ bị viêm màng não, nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ có thể để lại các di chứng như tê liệt mặt, liệt nửa người, liệt tay, chân… Vậy điều trên có đúng không? Và bệnh viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm màng não ở trẻ em là gì?
viêm màng não ở trẻ em là gì
Viêm màng não ở trẻ em là tình trạng viêm màng bao quanh não và tủy sống (được gọi là màng não). Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ tử 2-14 tuổi. Với các biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi.
Bệnh lây qua đường hôp hấp và dễ bùng phát vào thời điểm nắng nóng hoặc lúc giao mùa. Tác nhân gây bệnh viêm màng não ở trẻ em chủ yếu là do virus như virus viêm não Nhật bản, virus đường ruột, virus gây bệnh đường hô hấp hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm như quai bị , thủy đậu, tay chân miệng,…
Viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Bệnh ho gà ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Viêm màng não ở trẻ em có thể gây tê liệt chân, tay, người và thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Viêm màng não ở trẻ em là bệnh khá nguy hiểm với trẻ, có thể dẫn tới tử vong. Nếu không được phát hiện sớm, và điều trị kịp thời, trẻ có thể bị các di chứng về tinh thần, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ như liệt mặt, liệt chân, tay, liệt người, kém phát triển trí tuệ,…
Tuy nhiên, trẻ bị viêm màng não được phát hiện sớm và đưa đến viện kịp thời, bé có thể khỏi bệnh từ 7-10 ngày và không để lại di chứng nào. Do đó việc nhận biết sớm các dấu hiệu viêm màng não ở trẻ và đưa con đi thăm khám sớm với bác sĩ để có biện pháp điều trị hiệu quả là việc làm rất cần thiết và quan trọng, giúp bé khỏi bệnh và hạn chế tối đa các di chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm màng não ở trẻ em
Viêm màng não ở trẻ em thường khởi đầu bằng sốt, đau đầu, trẻ nôn không rõ nguyên nhân, một số trẻ lớn có thể thấy đau và cứng ở gáy, nặng hơn bé có thể li bì và hôn mê.
Bệnh viêm màng não của trẻ thường rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, hay sốt virus. Nếu trẻ trong cơn sốt mà đau đầu, nôn thì chưa nghi ngờ. Nhưng nếu trẻ hết sốt rồi mà vẫn còn các biểu hiện này thì đó có thể là dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh.
Điều trị viêm màng não ở trẻ em
>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em và những điều cần biết
Trẻ bị viêm màng não cần thăm khám với bác sĩ sớm để có biện pháp can thiệp và điều trị tốt nhất.
Viêm màng não do virus thì không cần dùng kháng sinh, chữa triệu chứng, chống phù não, bù nước, điện giải, hạ sốt, chống co giật ở trẻ.
Các khuyến cáo của các bác sĩ Chuyên khoa Nhi tại Hệ thống Y tế Thu Cúc: Nếu ba mẹ thấy trẻ bị sốt cao liên tục không rõ nguyên nhân mà sử dụng thuốc hạ sốt và các biện pháp giúp bé hạ nhiệt như như chườm ấm mà không đỡ thì nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nhi để kiểm tra. Bên cạnh đó nếu thấy trẻ sốt, kèm nôn, đau đầu, co giật, mệt lả, ngủ li bì, ăn uống kém,… Ba mẹ nên cho con đi thăm khám ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra đối với trẻ.
Để phòng bệnh viêm màng não, cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng vaccin viêm màng não đầy đủ như vaccin viêm não Nhật Bản, vaccin viêm màng não mô cầu,… Để phòng nhiễm bệnh do virus đường ruột, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến sạch, ăn chín và rửa tay trước khi ăn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.