Viêm mũi họng cấp ở trẻ: Nhận biết và phòng ngừa

Viêm mũi họng cấp ở trẻ nhỏ là bệnh khá phổ biến. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm cầu thận,… Ba mẹ nên tham khảo những lời khuyên từ chuyên gia khi chăm sóc trẻ khi bị viêm mũi họng cấp.

Bạn đang đọc: Viêm mũi họng cấp ở trẻ: Nhận biết và phòng ngừa

Viêm mũi họng cấp ở trẻ: Nhận biết và phòng ngừa
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em là bệnh thường gặp nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm cầu thận,…

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm mũi họng cấp

Trẻ bị viêm mũi họng cấp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, do virus…

Môi trường sống ô nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm; khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm mũi họng cấp. Các virus, vi khuẩn, nấm candida từ môi trường xâm nhập trực tiếp vào cơ quan hô hấp của trẻ gây suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng và gây ra bệnh viêm mũi họng.

Biểu hiện khi trẻ bị viêm mũi họng cấp

Tìm hiểu thêm: Nên cắt Amidan khi nào thì tốt cho sức khoẻ?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ: Nhận biết và phòng ngừa
Trẻ bị viêm mũi họng cấp thường có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho, sốt,, khó ăn và thường hay quay khóc.

Trẻ bị viêm mũi họng cấp thường có các biểu hiện như: chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho. Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm. Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C. Trẻ thường hay quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và thường thở bằng miệng do ngạt mũi.

Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực (hay gặp ở trẻ nhỏ, lúc đó có thể tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới). Một số trường hợp bị viêm mũi họng cấp, trẻ có thể bị nôn hoặc đi ngoài phân lỏng, nếu ba mẹ không đưa trẻ đi khám sớm có thể sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe trẻ.

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi trẻ bị viêm mũi họng cấp

– Viêm tai giữa

– Viêm đường hô hấp dưới như: viêm phế quản phổi, viêm phổi

– Viêm khớp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp, nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu.

Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp

Viêm mũi họng cấp ở trẻ: Nhận biết và phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Viêm họng sốt uống thuốc gì giảm triệu chứng viêm họng

Các bác sĩ chuyên khoa Nhi và bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Thu Cúc khuyên rang: khi trẻ bị viêm mũi họng cấp, để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể gây ra ba mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi và bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Thu Cúc, trẻ bị viêm mũi họng cấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh viêm mũi họng cấp, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chẩn đoán, điều trị bệnh và đưa ra một số lời khuyên về cách chăm sóc trẻ khi bị viêm mũi họng cấp. Các biện pháp đó là:

Vệ sinh mũi họng

– Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay cho trẻ bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có rỉ mũi thì có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.

– Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi dãi cho trẻ.

– Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi, dãi cho trẻ, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ vi khuẩn/ vi rút vẫn bám lại trên khăn.

– Lưu ý, khi trẻ bị viêm mũi họng có thể dùng nước nuối sinh lý để rửa mũi, súc họng cho trẻ nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Chế độ ăn

– Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.

– Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.

– Bổ sung vitamin C, D cho trẻ bằng rau quả.

Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Ba mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng thuốc cho trẻ. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc hạ sốt và kháng sinh khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến bệnh của trẻ trở nên nặng và lâu khỏi hơn.

Các biện pháp phòng bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em

– Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết lạnh.

–  Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

–  Bỏ thói quen cho tay lên miệng, ngoáy mũi, điều này cũng khiến trẻ dễ bị viêm mũi họng

– Cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ:

+ Không tự ý dùng thuốc kháng sinh, không dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước.

+ Không tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ.

– Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ, người lớn đang bị viêm mũi họng cấp

– Nên đưa trẻ đi thăm khám khi có dấu hiệu bất thường về tai mũi họng

Chuyên khoa Tai mũi họng bệnh viện Thu Cúc là đơn vị khám chữa và điều trị hiệu quả bệnh nhiều bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em. Để liên hệ đặt lịch khám cho bé, bạn vui lòng liên hệ số 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *