Viêm mũi xoang là bệnh rất thường gặp trong các bệnh về tai mũi họng, có thể chiếm từ 20- 25% dân số. Viêm mũi xoang ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm tai giữa, viêm phế quản…
Bạn đang đọc: Viêm mũi xoang: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa
1. Dấu hiệu nhận biết viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang xảy ra quanh năm thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm môi trường, khói xe, làm việc quá thường xuyên trong môi trường có điều hòa nhiệt độ nên vi khuẩn, nấm mốc, virut phát triển nhanh… đã dẫn tới bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng và viêm xoang.
Khi bị viêm mũi xoang, người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, đau ở vùng mặt…
Viêm mũi xoang hay gặp nhiều ở những đối tượng làm những nghề tiếp xúc với khói, bụi, như thợ mộc, thợ xây dựng, công nhân quét đường… Nhiều trường hợp mắc bệnh do đi ngoài đường thường không đeo khẩu trang, hoặc sống ở khu vực có môi trường bị ô nhiễm.
Khi bị viêm mũi xoang, người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, nhưng cũng có trường hợp sốt cao (nhất là ở trẻ em). Đau vùng mặt là dấu hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn gây nhức đầu. Đau nhức nhất là vùng quanh mắt, đau thành cơn, theo nhịp mạch đập.
Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi. Tùy theo tình trạng viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hoặc vừa, từng lúc hay tắc liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm. Chảy mũi đặc có thể mủ lẫn máu.
Những biểu hiện của bệnh viêm mũi xoang gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì thế người bệnh cần đi khám và điều trị sớm.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng và điều trị viêm xoang mạn tính
Người bệnh cần đi khám và điều trị sớm khi có dấu hiệu viêm mũi xoang (ảnh minh họa)
2. Biện pháp phòng ngừa viêm mũi xoang hiệu quả
Để phòng ngừa viêm mũi xoang cần dựa vào các nguyên nhân gây bệnh.
– Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh.
– Khi đi ra ngoài đường cần sử dụng khẩu trang không những giữ ấm được mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.
– Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng, tắm nhanh trong buồng kín gió, lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay.
– Thường xuyên vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế việc bị viêm mũi xoang.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan sốt cao
Để phòng viêm mũi xoang cần thường xuyên vệ sinh họng, súc miệng và đánh răng hàng ngày
– Tránh uống rượu, bia quá nhiều, vì nó làm cho niêm mạc mũi xoang phù nề do vậy rất dễ đưa đến viêm mũi xoang.
– Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh: Nước giúp làm loãng niêm dịch nên sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh sự ứ đọng bụi bẩn và vi khuẩn. Trái cây và rau xanh cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, giúp hệ miễn dịch của cơ thể mạnh hơn trong phòng chống nhiễm trùng.
– Nên đi khám khi có những nghi ngờ biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp. Người bị viêm xoang và viêm xoang tái phát cần thiết điều trị theo đơn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.