Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Việc phát hiện sớm dấu hiệu dấu hiệu bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai để kịp thời điều trị khi bị viêm phụ khoa khi mang thai là rất cần thiết.
Bạn đang đọc: Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là tình trạng thường gặp
Mang thai ra nhiều khí hư, vùng kín của mẹ bầu luôn ẩm ướt hơn bình thường, độ pH trong môi trường âm đạo thay đổi, đây là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn có lợi giảm, nhưng lại là điều kiện để vi khuẩn có hại phát triển gây ra các chứng như nấm âm đạo, viêm âm đạo…
Việc vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. Quá bẩn hay quá sạch cũng dẫn đến nguy cơ này, đặc biệt là vòng bụng to của mẹ cũng khiến cho mẹ khó khăn trong chăm sóc vùng kín của mình.
Dấu hiệu bị viêm phụ khoa khi mang thai
Cũng như những người bình thường, các dấu hiệu khi bị viêm nhiễm phụ khoa mà mẹ bầu có thể nhận thấy là:
– Nếu bị viêm nhiễm phụ khoa do trùng roi trichomoniasis, mẹ có thể đau rát khi quan hệ, dịch âm đạo có màu xanh, hay vàng, có ít bọt, mùi rất khó chịu, niêm mạc âm đạo đỏ.
– Nếu bệnh viêm phụ khoa do nhiễm nấm candida, mẹ bầu thường cảm giác ngứa âm đạo rất khó chịu, môi âm đạo bị sưng và tấy đỏ. Nệnh nấm phụ khoa này cũng khiến huyết trắng có màu trắng vàng và mùi hôi.
– Nếu viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn thì âm đạo, âm hộ của thai phụ bị ngứa nhiều, viêm đỏ sưng tấy, ra nhiều huyết trắng có màu trắng đục, có bọt, loãng.
Tìm hiểu thêm: Lạ lùng sản phụ mang thai ở… gan
Phòng và điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai thế nào?
Bà bầu bị viêm phụ khoa gây ra nhiều khó chịu, ngứa ngáy, tạo tâm lý bất an, lo lắng, quan trọng hơn là có thể gây những tác hại khôn lường cho sức khỏe sinh sản của mẹ cũng như ảnh hưởng đến thai nhi. Việc phòng và điều trị viêm nhiễm phụ khoa đúng cách trong thai kỳ là rất quan trọng.
Phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho mẹ bầu
– Hạn chế ăn đồ ngọt.
– Không mặc quần quá chật, chất liệu nóng sẽ dễ gây kích ứng cho vùng kín.
– Quần lót cần được giặt sạch sẽ, phơi khô trước khi mặc.
– Cần vệ sinh trước ra sau, không làm ngược lại vì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn ở hậu môn lây lan lên vùng kín.
– Không dùng các loại xà phòng để vệ sinh vùng kín, chúng có tính sát khuẩn cao sẽ làm thay đổi môi trường pH trong âm đạo. Tốt nhất nên dùng các dung dịch vệ sinh dành riêng cho phụ nữ.
– Không tự ý thụt rửa âm đạo.
– Ăn sữa chua không đường, bổ sung men vi sinh thường xuyên để phòng viêm nhiễm âm đạo hiệu quả.
Làm gì khi bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai?
Tốt nhất mẹ bầu nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kịp thời được xử trí khi thấy những dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ. Không nên tự mua thuốc điều trị vì thành phần của thuốc có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho thai nhi. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ khám tìm nguyên nhân và có hướng điều trị tích cực không ảnh hưởng đến mẹ và bé.
>>>>>Xem thêm: Cho con bú khi mang thai có được không?
Thêm vào đó, thai phụ nên vệ sinh vùng kín đúng cách, không dùng các dung dịch vệ sinh nặng mùi và có chất tẩy rửa mạnh; thường xuyên thay đồ lót, đồ lót phải mềm mại, thoáng mát, tránh chất liệu nilon, ăn thêm sữa chua không đường mỗi ngày để môi trường âm đạo được cân bằng độ pH, uống nhiều nước và giữ tâm lý thoải mái trong thai kỳ.