Viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái cách phòng ngừa

Viêm nhiễm phụ khoa không chỉ có ở nữ giới trong độ tuổi trưởng thành mà còn có ở các bé gái. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái, cách phòng ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái cách phòng ngừa

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái

Có nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái. Dưới đây là các nguyên nhân gây viêm nhiễm cơ bản:

Viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái cách phòng ngừa

Có nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái.

-Do buồng trứng của bé gái chưa hoạt động nên đặc điểm cơ quan sinh dục ở bé gái trước tuổi dậy thì khác với phụ nữ tuổi sinh sản. Cụ thể là môi lớn, môi nhỏ chưa phát triển; màng trinh và biểu mô âm đạo còn mỏng; âm đạo có độ pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ. Chính vì thế vùng kín của bé rất dễ bị kích ứng, viêm nhiễm vì chưa có các rào chắn sinh ký ngăn cản nhiễm trùng.

Ngoài ra, vệ sinh vùng kín kém cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm ở các bé gái. Vi trùng đường ruột, vi khuẩn đường hô hấp và cả các ký sinh trùng như giun kim, các dị vật do bé đút vào âm đạo, các loại hóa chất và các bệnh da liễu… là nguyên nhân khiến vùng kín bé gái bị viêm nhiễm.

Biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái

Biểu hiện phổ biến nhất của viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái là ngứa, tiết dịch âm đạo, đái dắt hoặc buốt, đái dầm…

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị cúm A

Viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái cách phòng ngừa

Biểu hiện phổ biến nhất của viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái là ngứa, tiết dịch âm đạo, đái dắt hoặc buốt, đái dầm…

-Viêm âm đạo và âm hộ không đặc hiệu thường gặp ở những bé gái không được vệ sinh đúng cách. Dịch âm đạo tiết có màu xanh lá cây hoặc nâu và có mùi khó chịu.

-Viêm âm hộ và âm đạo không đặc hiệu trong một số trường hợp có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng mãn tính, tạo tâm lý lo lắng cho trẻ em và cả cha mẹ.

-Viêm âm đạo do thiếu nội tiết: Bình thường, sau khi ra đời, các bé gái sẽ nhận được một lượng estrogen từ máu mẹ truyền sang. Lượng nội tiết tố này giúp âm đạo của trẻ tạo được môi trường pH trung tính. Tuy nhiên, một số trẻ nhận được lượng estrogen rất ít, khiến âm đạo khô, dễ bị kích ứng, gây ngứa.

-Viêm âm đạo do virus nhóm Poxvirus: Âm đạo có thể bị viêm do lây qua tiếp xúc từ nơi khác trên cơ thể mắc bệnh hoặc qua đường tình dục. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 2-7 tuần.

-Viêm âm hộ do rối loạn sắc tố: Biểu hiện đặc trưng là có sự mất màu hoặc da đổi sang màu hồng, màu ngà voi tại một điểm ở vùng kín. Với hầu hết trẻ, bệnh thường khởi phát trước 7 tuổi. Trẻ mắc bệnh này có thể bị teo mất môi lớn và thu hẹp âm vật cũng như thu hẹp lối vào tiền sảnh của âm đạo.

-Viêm âm hộ vùng da tiết bã: Xung quanh âm hộ có thể có vết nứt, nhiễm trùng thứ cấp. Nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hay nấm tương đối phổ biến và gây đau, ngứa.

-Viêm âm hộ do viêm da dị ứng: Triệu chứng là ngứa dai dẳng, ban đỏ, sẩn cục, nốt phỏng. Trên bề mặt của âm hộ có thể xuất hiện các điểm tróc. Nó cũng có thể xảy ra nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc nấm.

-Viêm âm hộ do bệnh vẩy nến: Bệnh này thường đi kèm với những thay đổi ở các bộ phận khác của cơ thể. Người ta có thể quan sát thấy tổn thương dày, dính, màu bạc xung quanh tam giác mu.

Viêm nhiễm phụ khoa ở bé gái cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn xử lý sốt cao co giật ở trẻ

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội.

-Viêm âm đạo do giun kim: Viêm âm hộ và âm đạo phát triển trong khoảng 20% ​​các em gái có có giun kim. Bệnh nhân thường bị ngứa trong khu vực hậu môn.

-Viêm âm đạo do chứng bệnh kiết lỵ: Kiết lỵ gây xuất huyết đường tiêu hóa và cũng có lúc gây ra máu ở đường âm đạo.

-Dính môi nhỏ thường biểu hiện ở dạng viêm vùng da môi nhỏ. Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở khoảng 20-40% bệnh nhân dính môi nhỏ và cần hỗ trợ điều trị. Ở tuổi dậy thì, độ pH thay đổi, do đó làm mất xu hướng dính các môi nhỏ.

-Các dị vật âm đạo  gây chảy máu âm đạo ở bé gái. Hội chứng tiết dịch âm đạo và chảy máu âm đạo có thể chỉ ra sự hiện diện của một dị vật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *