Viêm niêm mạc miệng aphthous là bệnh phổ biến về khoang miệng. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu, căn bệnh sẽ là một vấn đề đáng ngại, gây nên nhiều hạn chế đối với hoạt động trong đời sống hàng ngày. Để tránh tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân và lưu ý khi bị viêm niêm mạc miệng ngay sau đây
Bạn đang đọc: Viêm niêm mạc miệng aphthous, lưu ý những gì?
1. Viêm niêm mạc miệng aphthous là gì?
Niêm mạc miệng là phần bao phủ của lưỡi và khoang miệng. Viêm niêm mạc miệng aphthous là những tổn thương ở vị trí này. Thông thường, chúng sẽ xuất hiện những vết loét, có hình tròn hoặc hình bầu dục. Theo thống kê, hiện nay có tới khoảng 30% dân số bị viêm niêm mạc aphthous từ 1 – 2 lần trở lên. Trong đó, nhóm đối tượng phổ biến nhất là nữ ở độ tuổi 16 – 25.
Căn bệnh này nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời sẽ rất dễ lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy không gây quá nguy hiểm, thế nhưng tình trạng đau rát, khó chịu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Về cơ bản, có 4 nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này.
2.1 Do di truyền
Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân phổ biến của căn bệnh. Theo nhiều khảo sát và nghiên cứu, cứ 100 bệnh nhân viêm aphthous thì có tới 40 người có tiền sử gia đình có liên quan. Những người này thường sẽ bộc phát bệnh sớm hơn và mức độ mắc bệnh cũng nặng hơn.
2.2 Do chấn thương
Chấn thương gây viêm niêm mạc aphthous có thể xuất phát từ nhiều vấn đề. Nhiều người bị chấn thương do ăn đồ quá nóng, ăn đồ quá lạnh, bị tổn thương cung hàm răng, bị va đập, bị vật nhọn chọc phải…
Ngoài ra, việc chấn thương này cũng có thể bắt nguồn từ việc đánh răng. Trong một số loại kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulphate. Đây là chất gây nên, ảnh hưởng sự kích ứng da và lở loét. Vì vậy, những người khi đang bị viêm niêm mạc nếu sử dụng loại thuốc này, tình trạng sẽ tồi tệ hơn.
Những trường hợp chấn thương này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều nguy cơ sau này. Và trước mắt là gặp khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống,…
2.3 Do bị nhiễm virus
Mắc aphthous không loại trừ khả năng người bệnh đã bị nhiễm virus. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường, chủ yếu là ăn uống. Virus đi vào cơ thể gây nên nhiều triệu chứng bệnh, điển hình như thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch…
2.4 Do trạng thái căng thẳng căng thẳng
Sự căng thẳng, lo âu cũng là yếu tố gây viêm niêm mạc. Tuy nhiên, đây không phải yếu tố tác động trực tiếp. Rất nhiều người đã chỉ ra rằng yêu, ghét, giận, hờn,… không phải thứ làm nên bệnh tật. Nhưng nó là thứ gián tiếp tạo nên nguy cơ gây bệnh. Ví dụ như thông qua những việc làm hàng ngày. Điển hình có thể kể đến như cắn má, cắn vào môi,… Những hành động này tưởng chừng như hại hoặc thậm chí là phương pháp giảm căng thẳng của nhiều người. Nhưng lâu dần, những hành động lặp đi lặp lại thành thói quen sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh
3. Các giai đoạn của bệnh và những lưu ý
3.1 Các giai đoạn viêm niêm mạc miệng aphthous
Về cơ bản, quá trình mắc bệnh sẽ đi qua 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn diễn ra trong khoảng 24 giờ đầu. Khi đó, người bệnh sẽ bắt đầu nóng rát phần niêm mạc bị viêm. Ở giai đoạn này, chúng ta thường khó có thể nhìn thấy lâm sàng mà chủ yếu thông qua cảm nhận của bệnh nhân.
– Giai đoạn 2: Đây còn được gọi là giai đoạn trước loét diễn ra từ 18 giờ đến 3 ngày tiếp theo. Ở giai đoạn này, một vài vết ban đỏ sẽ xuất hiện. Tuy nhiên đừng quá lo lắng bởi sau khoang 2-3 ngày, tổn thương này có thể tự khỏi.
– Giai đoạn 3: Giai đoạn này sẽ diễn ra từ ngày thứ 4 đến thứ 6. Khi này, phần bị tổn thương do viêm niêm mạc đã rộng ra. Những vết loét hình tròn đã to và sâu, có thể thấy bằng mắt thường.
Nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng
– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn bắt đầu lành bệnh. Những triệu chứng đau rát sẽ giảm dần sau 5-7 ngày. Những vết viên và dấu quầng đỏ sẽ biến mất dần. Đồng thời, vết loét sẽ dần trở lại màu hồng, lành và không gây sẹo.
Về cơ bản, căn bệnh này không có vấn đề quá phải đáng ngại. Thế nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, đó cũng sẽ là nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
3.2 Lưu ý
Hiện tại, chưa có một phương pháp chữa cụ thể nào cho căn bệnh này. Nhưng nhìn chung, mục tiêu điều trị của viêm niêm mạc miệng chủ yếu là giảm đau và hồi phục phần bị loét.
Thực tế, căn bệnh này thường tái phát những tổn thương nhỏ và không quá đau. Nếu thực hiện đúng cách, việc điều trị có thể kết thúc nhanh chóng trong một tuần. Sau đây, là một số lưu ý giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng:
– Tránh ăn những đồ quá nhiều gia vị. Như những món quá chua, quá cay, quá mặn hay quá nồng đều cần được hạn chế. Lý do bởi những thức ăn này có thể gây ra sự kích thích dẫn tới vết thương trở nặng.
– Nên sử dụng ống hút và ăn từng miếng nhỏ trong thời gian này. Như vậy, chúng ta sẽ giảm được sự tiếp xúc giữa thức ăn và vết thương, tránh cảm giác đau và không gây nguy cơ nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: “Chị em phụ nữ nên ăn gì chữa rối loạn kinh nguyệt?”
Chú ý sử dụng bàn chải có đầu lông mềm và chọn kem đánh răng phù hợp
– Chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học, cân bằng dinh dưỡng là rất cần thiết. Đặc biệt, hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Như vậy, cơ thể sẽ tránh được tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng của bệnh lao phổi
Cần kết hợp chữa trị tại nhà và đến khám bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu
– Sử dụng bàn chải đánh răng đầu lông mềm. Khi chải răng, thao tác nhẹ nhàng, tránh để bàn chải va chạm mạnh vào ổ loét hoặc gây chấn thương.
Trên đây là một vài lưu ý về cách điều trị viêm aphthous. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp với việc tới gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, đưa ra lời khuyên và giúp ta tránh tình trạng bệnh tái phát trở lại.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.