Viêm niệu đạo và cách xử trí

Viêm niệu đạo là bệnh có cả ở nam và nữ. Bệnh không chỉ gây đau rát khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến bệnh viêm niệu đạo và cách xử trí.

Bạn đang đọc: Viêm niệu đạo và cách xử trí

Những điều cần biết về bệnh viêm niệu đạo

Bệnh viêm niệu đạo là viêm nhiễm xảy ra tại ống dẫn nước tiểu. Bệnh có ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do niệu đạo nữ ngắn và gần với hậu môn, âm đạo.

Viêm niệu đạo và cách xử trí

Viêm âm đạo và cách xử trí là quan tâm của nhiều người.

Viêm niệu nạo ảnh hưởng đến việc bài tiết nước tiểu, khiến người bệnh có cảm giác đau rát khi đi tiểu. Với nam giời, viêm niệu đạo còn ảnh hưởng đến việc dẫn tinh khi có hiện tượng xuất tinh, làm giảm khoái cảm tình dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bệnh viêm niệu đạo nếu để lâu không xử trí có thể dẫn đến những biến chứng xấu cho sức khỏe nhất là sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm niệu đạo, có thể kể đến các nguyên nhân như, tác động của các loại vi khuẩn, nấm (E.coli; tụ cầu da; tụ cầu hoại sinh…), vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, thói quen nhịn tiểu, quan hệ tình dục không lành mạnh, phụ nữ mang thai dễ bị viêm niệu đạo…
Viêm niệu đạo ở nữ giới thường có các biểu hiện như: Đau, nóng rát ở niệu đạo; sốt, ớn lạnh; đau lưng; có mủ, dịch âm đạo có mủ; tiểu đau, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục thậm chí có lẫn máu.
Viêm niệu đạo ở nam giới thường có biểu hiện nóng rát tại niệu đạo; tiểu bí và đau rát; ngứa và sưng niệu đạo;  miệng niệu đạo có thể có giọt mủ sau khi đi tiểu vào buổi sáng; đau lưng; đau bụng; sốt cao hoặc có cảm giác buồn nôn; đau nhức các khớp xương…

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các phương pháp điều trị sỏi hệ tiết niệu

Viêm niệu đạo và cách xử trí

Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh viện niệu đạo cao hơn nam giới.

Viêm  niệu đạo và cách xử trí

Viêm niệu đạo nếu không xử trí sớm có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường cho sức khỏe nhất là sức khỏe sinh sản. Chính vì thế, viêm niệu đạo và cách xử trí luôn là quan tâm của rất nhiều người.
Hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo có thể hỗ trợ điều trị theo nguyên nhân gây bệnh và hỗ trợ điều trị theo hội chứng. Bệnh viêm niệu đạo chủ yếu được hỗ trợ điều trị bằng thuốc nhưng việc sử dụng loai thuốc nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng nặng – nhẹ của người bệnh. Để việc xử trí đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh cần đi khám chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Căn cứ trên kết quả khám các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo ở nam giới: Viêm niệu đạo do lậu hỗ trợ điều trị bằng các loại thuốc: Ceftriaxone 250mg, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày; Spectinomycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày; Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất + Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.
Viêm niệu đạo không do lậu được chỉ định dùng 1 trong 3 thuốc sau: Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày; Tetracycline 500mg uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày; Azithromycin 1g uống liều duy nhất.
Lưu ý: Ðiều trị cho bạn tình với liều tương tự. Không dùng Doxycycline, Tetracycline cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.

Viêm niệu đạo và cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Đau sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng và cách xử lý

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh lý phụ khoa

Trong quá trình hỗ trợ điều trị cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tái khám theo hẹn. Có lối sống lành mạnh, khoa học. Sinh hoạt tình dục an toàn. Trong quá trình bị bệnh không nên sinh hoạt tình dục. Cần kết hợp hỗ trợ điều trị song song cả bạn tình.
Hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo nữ:  Đối với viêm niệu đạo chủ yếu là dùng kháng sinh. Tuy nhiên nếu bệnh nhân nhiễm 2 loại vi khuẩn Mycoplasma và Chlamydia thường nhạy cảm với kháng sinh hơn do vậy thời gian dùng thuốc tương kéo dài hơn
Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định mà bác sĩ, hỗ trợ điều trị đủ liều, không tự ý dừng hỗ trợ điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *