Viêm phế quản khó thở, những lưu ý quan trọng và cách khắc phục

Khi mắc bệnh viêm phế quản, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như ho và có đờm. Ngoài ra, viêm phế quản khó thở cũng là tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và làm thế nào để cải thiện và xử lý, người bệnh có thể tham khảo trong bài viết sau để nắm được câu trả lời. 

Bạn đang đọc: Viêm phế quản khó thở, những lưu ý quan trọng và cách khắc phục

1. Vì sao lại có tình trạng khó thở khi người bệnh mắc viêm phế quản

Thở khò khè và khó thở là một dạng bệnh của viêm phế quản hay còn được biết đến là viêm phế quản dạng co thắt. Viêm phế quản là tình trạng lớp niêm mạc của ống phế quản bị viêm dẫn tới không khí khó lưu thông tới phổi.

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng sưng viêm nặng và có thể dẫn tới phù nề khiến lòng phế quản hẹp đi và ống phế quản bị co thắt dẫn tới triệu chứng khó thở hoặc thở khò khè. Người bệnh có triệu chứng thở mạnh tương tự như hen suyễn.

Viêm phế quản khó thở, những lưu ý quan trọng và cách khắc phục

Viêm phế quản dẫn tới khó thở là tình trạng nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người bệnh

Vậy lí do vì sao người bệnh lại khó thở khi bị bệnh viêm phế quản? Nguyên nhân gây tình trạng này được biết đến gồm:

– Vi khuẩn, vi rút dẫn tới tụ cầu, phế cầu

– Hệ miễn dịch suy yếu khiến gây nhiều bệnh hô hấp như viêm phế quản dạng co thắt, người cao tuổi thường dễ mắc bệnh hơn khi thời tiết biến đổi thất thường

– Những nguyên nhân khác như: hút thuốc lá hoặc hít nhiều khói thuốc lá, sống trong môi trường không khí ô nhiễm, hít phải lông động vật, phấn hoa hay bụi bẩn, stress hoặc gặp phải cảm xúc quá mạnh mẽ.

2. Phương pháp chẩn đoán viêm phế quản ảnh hưởng đường thở cần biết

Để chẩn đoán bệnh viêm phế quản với tình trạng khó thở, người bệnh sẽ được thăm khám với quy trình như sau:

– Bước 1: Bác sĩ đánh giá triệu chứng bệnh(đau ngực, ho, có đờm, khó thở…) và xác định thời gian xuất hiện triệu chứng sau đó khai thác tiền sử bệnh cùng các nguy cơ liên quan(thói quen hút thuốc, chất kích thích hô hấp, tiền sử gia đình…). Tiếp đó là nghe tiếng thở để xác định mức độ khó thở của bệnh nhân.

– Bước 2: Bệnh nhân được đo huyết áp, thăm dò tim mạch, đánh giá tỉ lệ mạch máu

– Bước 3: Thực hiện các loại xét nghiệm( xét nghiệm hình ảnh như X-quang hoặc CT để đánh giá tình trạng phế quản và phổi để tìm hiểu nguyên nhân gây khó thở, xét nghiệm chức năng phổi để đo lượng lượng không khí hít vào thở ra để đánh giá phế quản…)

– Bước 4: Kiểm tra tình trạng dị ứng của người bệnh và chẩn đoán bệnh lý.

– Bước 5: Tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị cho từng trường hợp bệnh khác nhau tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

3. Phương pháp để điều trị bệnh viêm phế quản khó thở cần biết

2.1 Điều trị viêm phế quản gây khó thở không dùng thuốc

Khó thở có thể khiến người bệnh cảm giác mệt mỏi và ảnh hưởng xấu tới chức năng cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh viêm phế quản cần lưu ý những điều sau:

Tập hít thở đều và sâu

Thở sâu được xem là một trong những cách để người bệnh viêm phế quản kiểm soát tình trạng khó thở. Vậy người bệnh viêm phế quản nên làm thế nào tại nhà?

– Nằm xuống và đưa hai tay lên bụng

– Hít thở sâu bằng mũi, phòng bụng để trong cơ thể chứa nhiều không khí nhất có thể

– Nín thở trong khoảng một vài giây sau đó thở chậm bằng miệng cho đến khi trong khí quản đã hết không khí

– Lặp đi lặp lại động tác này trong khoảng 5 đến 10 phút đồng hồ.

Người bệnh nên lặp lại bài tập này nhiều lần trong ngày hoặc khi có cảm giác khó thở bởi viêm phế quản.

Tìm hiểu thêm: Chi phí điều trị bệnh lao phổi và những điều cần biết

Viêm phế quản khó thở, những lưu ý quan trọng và cách khắc phục

Bệnh nhân thăm khám viêm phế quản tại Thu Cúc TCI

Hít hơi nước ấm

Đây là phương pháp giúp hỗ trợ tan chất nhầy ở phổi và thông thoáng đường thở cho bệnh nhân viêm phế quản. Hít hơi nước có thể giúp người bệnh thở dễ dàng hơn và thông mũi, bạn thực hiện như sau:

– Đổ nước nóng vào bát và thêm tinh dầu bạc hà/ tinh dầu khuynh diệp

– Cúi mặt trước bát nước và dùng khăn để trùm qua đầu sau đó hít sâu một hơi lấy hơi nước.

Bạn có thể lặp lại nhiều lần đồng thời cần lưu ý tránh nguy hiểm bỏng da nếu để nước quá nóng dẫn tới bỏng hơi.

Bảo vệ đường thở bởi các tác nhân độc hại

Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới hệ hô hấp như: khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết… bởi có thể khiến người bệnh khó chịu và làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Đồng thời, người bệnh cũng nên uống nhiều nước ấm mỗi ngày để loại bỏ chất nhầy cổ họng đồng thời giúp phế quản thông thoáng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học với những món ăn nên chế biến dễ nuốt và không quá nóng hay quá lạnh để bảo vệ hô hấp.

Viêm phế quản khó thở, những lưu ý quan trọng và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp về hen phế quản

Người bệnh viêm phế quản nên hạn chế ăn đồ quá lạnh để bảo vệ sức khỏe hô hấp

2.2 Điều trị viêm phế quản gây khó thở bằng cách dùng thuốc

Kháng sinh sẽ được chỉ định trong trường hợp vi khuẩn chính là căn nguyên dẫn tới bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên để có thể điều trị hiệu quả, người bệnh nên uống thuốc theo phác đồ của bác sĩ để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị tốt.

Bệnh viêm phế quản gây ra tình trạng khó thở thì quan trọng là người bệnh cần sử dụng các loại thuốc giãn phế quản để bệnh nhân không cảm thấy khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt. Có thể sử dụng những dòng thuốc có thời gian tác dụng ngắn hoặc dài tùy theo tình trạng bệnh và luôn mang theo loại thuốc này để phòng trừ khi cơn khó thở cấp xuất hiện.

Người bệnh cũng có thể được chỉ định thuốc long đờm nếu ho có đờm hoặc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm…

Viêm phế quản khó thở nếu được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ không để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể hồi phục. Do đó, ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường nghi ngờ viêm phế quản, bạn không nên chủ quan nghĩ đó là bệnh cảm thông thường, hãy đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể. Nếu cần được tư vấn hay hỗ trợ, vui lòng liên hệ trực tiếp!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *