Viêm phế quản ở trẻ có lây không – viêm phế quản ở trẻ

Viêm phế quản là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Viêm phế quản ở trẻ có lây không là thắc mắc của nhiều ba mẹ. Cùng giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Bạn đang đọc: Viêm phế quản ở trẻ có lây không – viêm phế quản ở trẻ

1. Một số điều cần biết về viêm phế quản ở trẻ em 

Viêm phế quản ở trẻ có lây không – viêm phế quản ở trẻ

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt giai đoạn 6 tháng – 3 tuổi.

1.1 Viêm phế quản ở trẻ là gì?

Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ em, nhất là giai đoạn 6 tháng – 3 tuổi. Đây là tình trạng viêm các ống thở lớn (phế quản) trong phổi. Bệnh diễn ra trong thời gian ngắn được gọi là cấp tính, hoặc các triệu chứng phát triển nhanh chóng, kéo dài, được gọi là mạn tính. 

Viêm phế quản dễ xảy ra hơn vào mùa lạnh, giao mùa. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính, viêm phổi, áp xe phổi, vô cùng nguy hiểm cho bé.

1.2 Nguyên nhân gây ra  viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản cấp tính thường gây ra do nhiễm virus, bao gồm: virus hợp bào hô hấp (RSV), virus parainfluenza, sởi , virus adeno và cúm. 

Trẻ có thể nhiễm các virus này khi hít thở trong không khí, các bề mặt, đồ chơi có nhiễm virus gây bệnh. Ngoài ra, hít phải khói thuốc lá, khói bụi… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc viêm phế quản ở trẻ:

– Trẻ thuộc nhóm tuổi 18 – 24 tháng

– Hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, hoặc cha mẹ mắc bệnh hen suyễn

1.3 Các triệu chứng cảnh báo trẻ bị viêm phế quản

– Ho khan hoặc có đờm, đau họng

– Nôn ói

– Chảy nước mũi, thường trước khi bắt đầu ho

– Đau tức ngực

– Đau lưng và cơ, toàn thân khó chịu, bé quấy khóc nhiều

– Ớn lạnh, sốt nhẹ

– Thở khò khè

Các triệu chứng này thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày. Triệu chứng ho có thể theo bé lâu hơn. Hãy cho trẻ đi khám khi có các dấu hiệu này kéo dài, để bác sĩ kịp thời chẩn đoán và tư vấn điều trị giúp bé nhanh khỏi. 

2. Giải đáp thắc mắc Bệnh viêm phế quản ở trẻ có lây không?

Tìm hiểu thêm: Giải đáp chi tiết: Bệnh tay chân miệng là gì?

Viêm phế quản ở trẻ có lây không – viêm phế quản ở trẻ

Khi trẻ mắc bệnh, ba mẹ nên cho con đeo khẩu trang nếu cần thiết phải ra ngoài để tránh lây bệnh cho người khác.

Câu trả lời là hoàn toàn có. Viêm phế quản cấp tính có thể lây nhiễm vì nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Trong các dịch nhầy và đờm của người bệnh thường chứa rất nhiều virus và rất dễ dàng lây nhiễm cho người khác. Trẻ em, người già, người sức đề kháng kém, hen suyễn… rất dễ mắc bệnh nếu như không có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.

Viêm phế quản mạn tính không có khả năng lây nhiễm vì đây là tình trạng thường do đường thở bị kích thích trong thời gian dài.

2.1 Viêm phế quản lây bệnh qua những con đường nào?

Loại virus gây bệnh viêm phế quản thường là virus hợp bào (RSV) – rất dễ lây lan, phát tán. Các con đường lây nhiễm viêm phế quản ở trẻ em bao gồm:

– Lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp

Nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp với người mắc viêm phế quản thì nguy cơ trẻ mắc bệnh rất cao. Virus RSV lây qua đường hô hấp khi người bệnh hắt hơi, ho, chạm tay vào trẻ…

– Lây từ người bệnh sang trẻ qua các vật dụng cá nhân

Virus hợp bào có thể lây truyền cho người khác khi người bệnh và người lành dùng chung đồ dùng cá nhân như bát, đĩa, khăn mặt… Trẻ sống cùng người mắc bệnh và dùng chung đồ dùng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Trong khi đó, các virus được chứng minh rằng có khả năng sống sót tới vài giờ trên đồ dùng cá nhân, hoặc mặt bàn, đồ chơi, quần áo. Nếu trẻ vô tình để miệng, mũi, mắt chạm vào những đồ vật nhiễm virus thì sẽ rất dễ dàng lây bệnh. Nguy hiểm hơn là, trẻ nhỏ đang trong độ tuổi khám phá rất nghịch ngợm, và nguy cơ lây nhiễm cao hơn rất nhiều so với đối tượng khác.

2.2 Các giai đoạn lây nhiễm viêm phế quản

– Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài 1- 3 ngày sau khi tiếp xúc với các giọt chứa siêu virus, vi khuẩn gây bệnh. Lúc này, người bệnh chưa có bất kỳ triệu chứng nào.

– Giai đoạn viêm đường hô hấp trên: Trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau họng, sổ mũi, sốt nhẹ, đau nhức toàn thân, cơ thể mệt mỏi, trẻ hay quấy khóc, khó ngủ. Đây là giai đoạn trẻ dễ lây nhiễm bệnh cho người khác nhất.

– Giai đoạn viêm phế quản cấp: Trẻ có các triệu chứng ho khan, ho có đờm. Trẻ quấy khóc nhiều và mệt mỏi.

– Giai đoạn trẻ hồi phục: Các triệu chứng sẽ giảm dần và phục hồi trong 7-10 ngày. Thời gian có thể kéo dài lâu hơn tùy theo sức đề kháng của trẻ. 

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị để rút ngắn thời gian phục hồi cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm.

3. Cách phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ

Mặc dù viêm phế quản rất dễ lây lan, nhưng ba mẹ hoàn toàn có thể bảo vệ con, và dạy con các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng cách:

Viêm phế quản ở trẻ có lây không – viêm phế quản ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Cha mẹ có thể cho trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì an toàn?

Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa lây nhiễm viêm phế quản.

– Tạo môi trường sạch sẽ cho trẻ, phòng ốc thoáng rộng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, và nấm mốc. Phụ huynh nên dọn dẹp nhà cửa, phòng bé sạch sẽ, khử trùng đồ chơi và các dụng cụ của bé thường xuyên.

– Vào thời điểm cao điểm của dịch, ba mẹ nên hạn chế tới nơi đông người. Luôn cho bé đeo khẩu trang khi ra ngoài. Khi trẻ bị hắt hơi, ho, sổ mũi, không nên cho con ra ngoài để tránh lây cho người khác.

– Không thơm, hôn trẻ tránh lây lan vi khuẩn; 

– Đồ dùng của bé như khăn mặt, chén, bát nên dùng riêng. 

– Dạy bé biết che mũi và miệng khi ho và hắt hơi 

– Dạy bé thói quen rửa tay thường xuyên

– Đảm bảo luôn tiêm phòng cho bé đầy đủ các loại vắc xin, bao gồm tiêm phòng cúm hàng năm

Qua bài viết vừa rồi, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã giải đáp được câu hỏi viêm phế quản ở trẻ có lây không cũng như các con đường lây nhiễm và kiến thức phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ. Bên cạnh đó, hãy đưa trẻ đi khám ngay khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *