Viêm phổi là tình trạng tổn thương phổi do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi tỏ ra nguy hiểm hơn đối với người già, người có bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch.
Bạn đang đọc: Viêm phổi bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch
1. Dấu hiệu và triệu chứng viêm phổi
Viêm phổi có dấu hiệu gần giống như cảm lạnh và cúm như đau tức vùng ngực, có thể ho, khó thở nhẹ,…Các triệu chứng của bệnh biểu hiện khác nhau tùy từng nguyên nhân:
Trường hợp viêm phổi do vi khuẩn thường có triệu chứng đột ngột như người rét run, sốt cao, ra mồ hôi, khó thở, ho có đờm màu xanh hoặc màu vàng. Viêm phổi do vi khuẩn khu trú ở một vùng (thuỳ) phổi, vì vậy còn được gọi là viêm phổi thuỳ.
Viêm phổi Virus. Có tới một nửa số trường hợp viêm phổi là do virus. Bệnh thường có các triệu chứng giống cảm cúm, ho khan, sốt, đau cơ và mệt mỏi.
Viêm phổi do Mycoplasma thường có các triệu chứng giống với viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, tuy nhiên những triệu chứng thường nhẹ.
Viê phổi do Nấm: tỉ lệ người mắc viêm phổi do nấm rât ít, tuy nhiên bệnh lại có triệu chứng dai dẳng và khó điều trị.
2. Nguyên nhân gây viêm phổi
Viêm phổi xảy ra khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập được qua hàng rào bảo vệ của cơ thể và đồng thời tấn công vào đường hô hấp. Tại đó, bạch cầu cũng bắt đầu tấn công tác nhân gây bệnh. Sự tích tụ của mầm bệnh, bạchc ầu và protein miễn dịch có trong phế nang khiến phế nang bị viêm và tích dịch khiến người bệnh khó thở và gây ra các tiệu chứng điển hình của viêm phổi như tức ngực, ho.
3. Xét nghiệm và chẩn đoán viêm phổi
Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Tại sao nhiều người lại hay bị ho và ngạt mũi?
Để nhận biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh nên đến cơ sở y khoa uy tín để thăm khám và điều trị.
Chẩn đoán viêm phổi nếu sử dụng ống nghe có thể có tiếng ran ở phổi.
Chụp X quang phổi có tác dụng xác định vị trí cũng như phạm vi tổn thương của phổi.
Ngoài ra, chẩn đoán viêm phổi có thể thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm đờm.
4. Điều trị viêm phổi
Điều trị viêm phổi cần căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tùy theo từng mức độ nặng nhẹ của triệu chứng để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị viêm phổi do vi khuẩn thường dùng kháng sinh. Để tránh hiện tượng kháng thuốc, cần đảm bảo dùng đủ liều kháng sinh kể cả khi bệnh đã thuyên giảm. Không ngưng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân giãn phế quản
Trong điều trị viêm phổi do virus: Thì kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. điều trị bệnh chủ yếu là nghỉ ngơi và uống nhiều nước..
Viêm phổi do mycoplasma cũng được điều trị bằng kháng sinh. Ở một số trường hợp bệnh có thể rất nhẹ và không cần điều trị.
Nếu mắc viêm phổi do nấm sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm.
5. Phòng bệnh viêm phổi
Thực hiện tiêm chủng đầy đủ theo lịch quốc gia, không hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc
Vệ sinh sạch sẽ bản thân cũng như nơi ở, thực hiện ăn uống khoa học và thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực.