Viêm phổi trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

VIêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nguy hiểm, tỷ lệ gây tử vong cao ở trẻ em. Do vậy, cha mẹ cần nắm rõ triệu chứng viêm phổi trẻ em để phát hiện sớm tình trạng bệnh của bé để có biện pháp điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Viêm phổi trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng bên trong phổi gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm và một số tác nhân khác. Khi xâm nhập và mắc kẹt trong phổi, chúng phát triển rất nhanh. Nhờ chất dinh dưỡng lấy từ dịch nhầy trong phổi, sau vài ngày vi khuẩn sinh sôi nảy nở tạo thành các túi phế nang chứa mủ và dịch nhầy bị nhiễm khuẩn.

Viêm phổi trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

VIêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nguy hiểm do vi khuẩn, virus, nấm… gây ra

Viêm phổi trẻ em thường xảy ra với những trẻ có sức đề kháng kém, trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, trẻ sống trong điều kiện ô nhiễm… Những trẻ đang trong độ tuổi mẫu giáo là đối tượng nhiễm bệnh phổ biến nhất.

Viêm phổi trẻ em có thể xuất phát từ một đợt ho hay cảm cúm thông thường. Nếu không điều trị trị kịp thời, những căn bệnh tưởng chừng như “vô hại” này sẽ biến chứng thành viêm phổi, đe dọa tính mạng con trẻ. Đây chính là căn bệnh gây tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi.

2. Nguyên nhân trẻ em bị viêm phổi

Thực tế, đa số các trường hợp nhiễm viêm phổi ở trẻ em không xác định được chính xác tác nhân gây bệnh. Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới viêm phổi là do virus, vi khuẩn, nấm, hóa chất… Việc dự đoán nguyên nhân viêm phổi trẻ em dựa vào độ tuổi.

– Với trẻ dưới 5 tuổi: Tác nhân gây viêm phổi phần lớn do vi khuẩn. Một số loại vi khuẩn đó là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Streptococcus pyogenes (liên cầu), Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Haemophilus influenzae (HiB).

– Với trẻ dưới 2 tháng tuổi: Tác nhân gây bệnh là các vi khuẩn giống với trẻ dưới 5 tuổi. Ngoài ra, còn có các vi khuẩn đường ruột như Proteus, E. Coli, Klebsiella Pneumoniae… được truyền từ mẹ sang con.

– Với trẻ trên 5 tuổi: Tác nhân gây bệnh là các vi khuẩn như Chlamydia Pneumoniae, Mycoplasma Pneumoniae, Streptococcus Pneumoniae (Phế cầu), Adenovirus, các loại siêu vi (influenza A hay B…

3. Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em

Trẻ mắc viêm phổi sẽ xuất hiện một số các triệu chứng như sau:

– Ho vừa đến nặng, thường là ho nặng ra tiếng. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các dịch nhầy chứa vi khuẩn bên trong phổi.

Viêm phổi trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Khi bị viêm phổi, trẻ sẽ ho vừa hoặc ho nặng, đây là phản ứng tự nhiên để đẩy dịch nhẩy trong phổi ra ngoài

– Thở nhanh liên tục trong thời gian dài, nó khác với biểu hiện thở nhanh khi bé bị sốt. Nhịp thở đo được khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động trên 60 lần/phút (trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (trẻ 2 tháng – 1 tuổi), trên 40 lần/phút (trẻ trên 1 tuổi) được coi là thở nhanh.

– Thở khó khăn, nhịp thở mạnh khiến cánh mũi phập phồng, co kéo cơ liên sườn, co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bé suy hô hấp, kiểu sức, thở yếu, thậm chí ngưng thở.

Tìm hiểu thêm: Viêm amidan cấp ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

Viêm phổi trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm phổi khiến bé bị khó thở, thậm chí ngưng thở

– Sốt vừa đến sốt cao, đây là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể khi phát hiện tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số bé có sức đề kháng quá yếu, không xảy ra phản ứng miễn dịch tự nhiên, bé sẽ không sốt.

– Đau tức ngực khi ho và giữa các cơn ho.

– Nôn trong và giữa các cơn ho.

– Quanh môi bé tím tái do thiếu oxy.

Nếu cha mẹ phát hiện bé có một số các biểu hiện trên, đặc biệt là ho, sốt và thở nhanh thở gấp thì nguy cơ trẻ nhiễm viêm phổi khá cao. Cha mẹ cần lập tức đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Viêm phổi có lây không?

Các tác nhân gây viêm phổi có thể lây nhiễm từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần, thông qua các dịch tiết đường hô hấp. Sự truyền nhiễm vi khuẩn, virus diễn ra mạnh mẽ ở thời gian đầu nhiễm bệnh. Khi ổ nhiễm ở sâu trong phổi thì tỷ lệ lây nhiễm ít hơn.

Tuy nhiên, những tác nhân này phần lớn chỉ ra các biểu hiện ho hay cảm cúm thông thường, tỷ lệ tiến triển thành viêm phổi không cao. Hơn nữa, có bị lây nhiễm hay không phần lớn phụ thuộc vào sức đề kháng mỗi người. Do vây, không phải cứ tiếp xúc hay sống gần với người bị viêm phổi sẽ bị nhiễm viêm phổi.

5. Điều trị viêm phổi ở trẻ em

Phần lớn trường hợp trẻ em nhiễm viêm phổi là do vi khuẩn. Do đó, trẻ sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Sử dụng loại kháng sinh nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi hay loại vi khuẩn gây bệnh. Trường hợp bệnh tiến triển rất nặng bé có thể được kê thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn Cefotaxim.

5.1. Điều trị viêm phổi cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi

Trường hợp bệnh tiến triển không nặng: Biểu hiện ho và thở nhanh, bé có thể được điều trị ngoại trú. Sử dụng Cotrimoxazol (480mg) hoặc Amoxicillin theo dõi sau 2 – 3 ngày. Nếu khả quan, điều trị tiếp đủ 5 – 7 ngày, nếu không chuyển hướng điều trị như bệnh nặng.

Trường hợp tiến triển nặng: Biểu hiện khó thở, co rút lồng ngực, phải nhập viện ngay. Sử dụng Benzylpenicillin (Penicillin G) hoặc Ampicillin, theo dõi 2 – 3 ngày. Nếu khả quan, tiếp tục điều trị 5 – 10 ngày, nếu không chuyển hướng điều trị như bệnh rất nặng.

Trường hợp tiến triển rất nặng: Biểu hiện khó thở, co rút lồng ngực, tím tái, li bì, điều trị nội trú. Sử dụng kết hợp Benzylpenicillin và Gentamycin (80mg) hoặc Chloramphenicol trong 5 – 10 ngày. Hay có thể kết hợp Ampicillin và Gentamycin (80mg) hoặc Cefuroxime.

5.2. Điều trị viêm phổi cho trẻ trên 5 tuổi

Bé trên 5 tuổi bị viêm phổi có thể được chỉ định sử dụng Benzylpenicillin hoặc kháng sinh chống nhiễm khuẩn Cefotaxim hoặc Ceftriaxon (Rocephin). Hoặc có thể sử dụng Erythromycin trong 10 ngày hoặc Azithromycin theo liều từ 7 – 10 ngày nếu bé nhiễm viêm phổi không điển hình.

Một số biện pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng viêm phổi khác như sau:

– Làm sạch chất nhầy trong mũi bé bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, có thể dùng dụng cụ hút mũi để lấy hết chất nhầy sâu bên trong giúp trẻ dễ thở hơn.

– Nếu bé có biểu hiện sốt cao trên 38 độ C, có thể cho bé sử dụng Paracetamol để hạ sốt, lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc.

– Cũng có thể sử dụng Ibuprofen để hạ sốt, liều lượng thuốc phụ thuộc vào cân nặng của bé. Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc.

– Không cho bé dùng Aspirin để hạ sốt hay những sản phẩm có thành phần Aspirin. Thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ – hội chứng Reye ở trẻ em.

– Nếu bé ho quá nhiều, có thể cho bé sử dụng thuốc long đờm hoặc thuốc ức chế cơn ho. Nhưng nếu bé chỉ ho nhẹ thì cố gắng không dùng thuốc, phản ứng ho giúp đẩy đờm ra ngoài hiệu quả.

6. Chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để trẻ mau khỏi bệnh:

– Cách hạ sốt: Dùng nước ấm chườm cho bé, chú ý các vị trí như trán, cổ, nách, bẹn. Thử nhiệt độ nước bằng khuỷu tay thấy ấm là được. Nếu bé sốt cao trên 38,5 độ C, cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự tăng liều lượng.

– Cách vỗ lưng cho bé: Khum lòng bài tay lại để ngón cái ép sát ngón trỏ, vỗ lưng cho bé lần lượt bên trái rồi bên phải, không được vỗ vào phần dạ dày, xương ức và xương sống. Thực hiện vỗ lưng như vậy trong 3 – 5 phút. Thời điểm thực hiện nên là trước bữa ăn hoặc sau khi ăn 1 giờ, tránh bé bị nôn.

– Hướng dẫn trẻ ho: Ho giúp thông đường thở, tăng tiết đờm hiệu quả. Sau khi vỗ lưng, cha mẹ hãy yêu cầu bé ho, nhờ vỗ lưng nên đờm ra dễ dàng hơn. Các bước thực hiện gồm: Đỡ trẻ ngồi dậy, hơi ngả đầu về phía trước. Sau đó mở miệng, hóp cơ bụng và ho thật sâu. Tiếp tục hít vào và ho mạnh. Thực hiện liên tục cho đến khi khạc được đờm ra ngoài.

– Với trẻ sơ sinh, bé không thể tự ho để loại bỏ đờm, có thể sử dụng máy hút đờm dãi.

– Vệ sinh mũi miệng cho bé: Sử dụng khăn giấy mềm lau nước mũi và dãi cho bé, sau khi dùng vứt đi ngay. Nếu dùng khăn xô phải chú ý vệ sinh, giặt sạch sẽ, không dùng đi dùng lại nhiều lần mà không giặt.

– Dinh dưỡng cho bé: Nên tham khảo bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp với bé bị viêm phổi. Hãy chế biến các món mềm, dễ tiêu, dễ nuốt. Đặc biệt, không nên ép bé ăn, hãy chia thành nhiều bữa trong ngày.

– Chú ý cho bé uống nhiều nước, có thể là nước trắng thông thường, sữa mẹ, sữa ngoài, nước trái cây, canh… Uống nhiều nước có thể hỗ trợ giảm sốt, làm loãng đờm.

– Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của bé sạch sẽ. Người chăm sóc phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với bé.

– Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp, thấp nhất là 29 độ C. Không để bé trong phòng quá lạnh, không khí khô không tốt cho việc hô hấp của bé.

7. Phòng bệnh viêm phổi ở trẻ em

Một số biện pháp phòng bệnh viêm phổi trẻ em như sau:

– Đưa bé đi tiêm phòng phế cầu khuẩn, bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, cúm… và các bệnh liên quan đến đường hô hấp khác theo chương trình tiêm chủng thường kỳ của bé.

Viêm phổi trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em nguy cơ gây sẹo thận, suy thận

Tiêm phòng đầy đủ là cách phòng viêm phổi trẻ em hiệu quả

– Đảm bảo môi trường sống trong lành cho bé, không để bé tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, khói thuốc, ô nhiễm…

– Hạn chế cho bé tiếp xúc với những người đang bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cúm, viêm họng, viêm mũi… để tránh bị lây virus, vi khuẩn.

– Nên cho bé bú mẹ đầy đủ, tốt nhất là cho tới khi bé được 2 tuổi. Sữa mẹ giúp bé tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật tốt hơn.

– Tập cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau bữa ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi, sau khi từ ngoài về nhà… tránh lây nhiễm tác nhân gây bệnh.

– Vào mùa lạnh, chú ý giữ ấm cho bé, dùng máy tạo ẩm giữ độ ẩm không khí phù hợp.

– Khi bé bị các bệnh về đường hô hấp, hãy sớm nhận biết và chữa trị kịp thời, tránh để chúng biến chứng thành viêm phổi.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc, cách phòng tránh viêm phổi trẻ em. Khi phát hiện thấy bé có một số triệu chứng bệnh, cha mẹ hãy lập tức đưa bé đến bệnh viện để bé được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *