Viêm phúc mạc thứ phát là gì? Tại sao lại nguy hiểm?

Viêm phúc mạc thứ phát là bệnh nguy hiểm cần được phẫu thuật ngoại khoa cấp cứu, nếu không được các bác sĩ can thiệp kịp thời bệnh nhân có thể sẽ bị đe dọa đến tính mạng.

Bạn đang đọc: Viêm phúc mạc thứ phát là gì? Tại sao lại nguy hiểm?

Viêm phúc mạc thứ phát là gì?

Trước hết cần biết rằng viêm phúc mạc gồm 2 loại là viêm phúc mạc nguyên phát hay còn gọi là viêm phúc mạc tiên phát, và viêm phúc mạc thứ phát.

Viêm phúc mạc nguyên phát là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào phúc mạc từ các tạng bị vỡ, thủng hay bị chấn thương ở trong ổ bụng.

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phúc mạc thứ phát?

Bệnh thường xảy ra ở các đối tượng như:

  • Người bị viêm ruột thừa cấp

Viêm phúc mạc thứ phát là gì? Tại sao lại nguy hiểm?

Người bị viêm ruột thừa cấp có nguy cơ cao mắc viêm phúc mạc thứ phát

  • Người bị thủng dạ dày-tá tràng
  • Người bị hoại tử ruột non
  • Người bị thủng và hoại tử đại tràng
  • Bệnh nhân áp xe gan, áp xe gan đường mật
  • Người bị viêm hoại tử túi mật
  • Trường hợp thai ngoài tử cung, vỡ tử cung
  • Trường hợp bị chấn thương bụng: vỡ ruột non, vỡ bàng quang, dạ dày, đại tràng

Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm phúc mạc thứ phát

Thường thì ở các đối tượng bị bệnh khác nhau, các triệu chứng biểu hiện cũng có phần khác nhau. Bên cạnh đó người bị viêm phúc mạc thứ phát vẫn có các triệu chứng thường gặp như:

  • Sốt cao trên 39 độ
  • Trướng bụng, cảm giác như bụng co cứng lại
  • Đau bụng,
  • Nôn và buồn nôn,
  • Khát

Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị sốc và rối loạn ý thức.

So với các biểu hiện của viêm phúc mạc nguyên phát thì biểu hiện ở các bệnh nhân viêm phúc mạc thứ phát rõ rệt hơn và kéo dài hơn.

Tùy thuộc vào tình trạng cấp cứu và thể trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra cách xử trí thích hợp nhất.

Tìm hiểu thêm: Những biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường

Viêm phúc mạc thứ phát là gì? Tại sao lại nguy hiểm?

>>>>>Xem thêm: Viêm loét dạ dày kiêng gì? Nên ăn gì?

Viêm phúc mạc thứ phát là một bệnh lý nguy hiểm cần điều trị ngoại khoa cấp cứu kết hợp với hồi sức ngoại khoa tích cực

Tại sao viêm phúc mạc thứ phát lại nguy hiểm?

Viêm phúc mạc thứ phát là một bệnh lý nguy hiểm cần điều trị ngoại khoa cấp cứu kết hợp với hồi sức ngoại khoa tích cực, nếu không xử trí kịp thời, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 60 – 70%.

Thậm chí sau phẫu thuật bệnh nhân cũng có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tắc ruột
  • Suy hô hấp
  • Áp xe tồn lưu
  • Giảm thể tích tuần hoàn
  • Nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng
  • Suy thận, suy gan

Như chúng ta đã biết, viêm phúc mạc thứ phát là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm khuẩn trong ổ bụng, có rất nhiều loại vi khuẩn và độc tính của chúng cũng rất cao. Thêm vào đó diện tích của phúc mạc lại rất rộng nên dễ dàng hấp thu các chất độc từ các tạng rỗng tràn vào, hay độc tố do vi khuẩn tiết ra dẫn đến hiện tượng bị sốc và nhiễm độc. Vì vậy, khi có triệu chứng nghi là viêm phúc mạc cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong đến mức tối đa.

Chăm sóc người bệnh viêm phúc mạc thứ phát

Người bị viêm phúc mạc thứ phát sẽ được điều trị phẫu thuật kết hợp với hồi sức ngoại khoa tích cực. Sau phẫu thuật người bệnh cần một chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt  khoa học để nhanh phục hồi. Hãy chú ý một số điều sau để chăm sóc bệnh nhân viêm phúc mạc thứ phát tốt hơn:

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh vết mổ sạch sẽ

Sau khi bệnh nhân xì hơi cho bệnh nhân uống một ít sữa, sau vài ngày cho bệnh nhân tập ăn cháo, súp

Cho bệnh nhân ăn khẩu phần ăn nhỏ, chia làm nhiều bữa

Ăn nhiều loại thực phẩm như: trứng, sữa, thịt, cá, đậu đỗ, sữa chua, cà rốt, đu đủ, bí đỏ, khoai lang, pho mai, cam, bưởi, chanh, dâu tây, kiwi, … để bổ sung vitamin và khoáng chất,  giúp vết mổ nhanh lành, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ và tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ điều trị viêm phúc mạc, viêm phúc mạc thứ phát, hoặc đặt lịch thăm khám, các bạn xin vui lòng liên hệ Tổng đài để được hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *