Viêm ruột thừa là gì? Bệnh thường biểu hiện như thế nào và cách điều trị ra sao… là những thắc mắc được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp đầy đủ thắc mắc về bệnh viêm ruột thừa.
Bạn đang đọc: Viêm ruột thừa là gì?
Viêm ruột thừa là gì?
Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Đây là tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm, sưng và mưng mủ. Nếu không xử trí kịp thời, đúng cách, ruột thừa sẽ vỡ ra, gây viêm nhiễm ổ bụng, rất nguy hiểm.
Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành thậm chí có khi bệnh còn xảy ra với các bé từ 3 đến 4 tuổi. Viêm ruột thừa là bệnh không lây lan, không di truyền.
Viêm ruột thừa thường không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Lỗ thông giữa ruột thừa và ruột già bị tắc nghẽn.
- Mắc các bệnh lý như sỏi thận, dị vật hoặc quá sản tổ chức lympho ở thành ruột
Dấu hiệu nào báo hiệu viêm ruột thừa?
Bệnh viêm ruột thừa dễ phát hiện nhờ vào các triệu chứng như:
- Đau bụng: Đau âm ỉ vùng hố chậu phải, đau nhức bắt đầu xung quanh rốn và thường chuyển tới vùng bụng dưới bên phải. Đau nhói ở bụng dưới bên phải xảy ra khi nhấn vào khu vực này. Đau nặng hơn nếu ho, đi bộ hoặc thực hiện các chuyển động khác.
Tìm hiểu thêm: Sự thật về đau dạ dày mà buồn nôn
- Buồn nôn và nôn
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Sốt nhẹ (từ 37,5 đến 380C)
- Rối loạn tiêu hóa như táo bón, bí trung tiện, tiêu chảy
Khi ruột thừa bị viêm và sưng, vi khuẩn có thể phát triển rất nhanh bên trong và dẫn đến việc hình thành mủ. Việc phát triển của vi khuẩn và mủ có thể gây ra đau bụng xung quanh rốn, rồi lan xuống bụng dưới bên phải. Đi lại hoặc ho có thể làm bạn thấy đau hơn. Tình trạng đau bụng kéo dài khi bị viêm ruột thừa không được xử trí kịp thời sẽ gây vỡ mủ, tràn ổ bụng khiến vi khuẩn lây lan và ảnh hưởng tới cơ thể, rất nguy hiểm. Viêm ruột thừa để lâu có thể gây áp xe ruột thừa… khiến việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn.
Điều trị viêm ruột thừa như thế nào?
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho những trường hợp bị viêm ruột thừa. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm.
Trước khi phẫu thuật: Người bệnh cần tránh ăn và uống ít nhất 8 tiếng trước phẫu thuật. Cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, bị dị ứng với một số loại thuốc nhất định (ví dụ như thuốc gây tê, gây mê), có tiền sử rối loạn chảy máu…
Nguy cơ có thể gặp sau cắt bỏ ruột thừa: Sau phẫu thuật người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như chảy máu, nhiễm khuẩn, tổn thương các cơ quan xung quanh, tắc ruột…
>>>>>Xem thêm: Viêm dạ dày tá tràng và những điều cần lưu ý
Sau phẫu thuật: Người bệnh có thể cảm thấy hơi đau ở vùng vết mổ nên có thể cần phải sử dụng thuốc để giảm đau và một vài loại thuốc kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Sau mổ viêm ruột thừa người bệnh cần chú ý vệ sinh vết mổ sạch sẽ, tránh hoạt động gắng sức, hạn chế hoạt động quanh vùng vừa được phẫu thuật.Cẩn thận trong việc đi lại và di chuyển. Không nên thức khuya. Hạn chế chơi thể thao trong vòng 2 đến 4 tuần sau mổ.
Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như vết mổ sưng đỏ quanh, sốt cao trên 38 độ, ớn lạnh, nôn mửa, mất vị giác, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn 2 ngày… thì cần đi khám và xử trí kịp thời.
Để tìm hiểu thêm về bệnh viêm ruột thừa, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.