Bị tá tràng là gì? Tại sao lại bị mắc bệnh tá tràng? Đó là những thắc mắc của khá nhiều người khi nhắc về bệnh viêm tá tràng. Vậy hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây để có thể chủ động nhận biết và thăm khám để đưa ra các phương pháp điều trị căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Viêm tá tràng là gì? Dấu hiệu nhận biết khi bị tá tràng
1. Viêm tá tràng là gì?
Tá tràng chính là phần đầu của ruột non, nằm ngay giữa dạ dày và hỗng tràng. Đây được coi là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Cụ thể là chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Đồng thời tá tràng còn là nơi thực hiện quá trình hấp thu vitamin và các chất dinh dưỡng trước khi chuyển xuống cơ quan tiêu hóa khác.
Viêm tá tràng xảy ra khi trên bề mặt niêm mạc tá tràng xuất hiện những vết loét và tổn thương gây ra đau đớn. Tùy thuộc vào tình trạng viêm loét mà cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau dữ dội. Vị trí đau phổ biến thường nằm ở vùng thượng vị. Viêm tá tràng có thể xảy ra ở mọi đối tượng (kể cả người già hay trẻ nhỏ).
Viêm tá tràng xảy ra khi trên bề mặt niêm mạc tá tràng xuất hiện những vết loét và tổn thương gây ra đau đớn.
2. Tại sao lại bị tá tràng?
Viêm tá tràng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Do vậy nguyên nhân bị tá tràng ở mỗi người là khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm tá tràng mà bạn có thể tham khảo:
– Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về tá tràng đó chính là vi khuẩn HP.
– Do tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau, kháng sinh nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài.
– Do thói quen ăn uống và lối sống sinh hoạt xấu, gây hại cho sức khỏe. Ví dụ như ăn không đúng giờ, bỏ bữa, thức quá khuya,…
– Thường xuyên có thói quen sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá,… và các đồ uống có ga.
– Ăn nhiều đồ ăn có vị chua, cay, nóng như: Ớt, hạt tiêu, xoài, cóc…
– Ăn nhiều đồ ăn nhanh và thực phẩm chiên rán.
– Áp lực, căng thẳng kéo dài dẫn đến lo âu, sợ hãi.
Viêm tá tràng xảy ra do thói quen ăn uống hằng ngày không hợp lý.
3. Dấu hiệu nhận biết khi bị tá tràng
Khi bị viêm tá tràng có thể sẽ gây ra nhiều triệu chứng. Tùy thuộc vào tình trạng viêm loét nặng hay nhẹ mà người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau.
3.1. Đau vùng thượng vị
Tùy vào mức độ viêm mà cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng thượng vị ( vị trí phía trên rốn và dưới xương ức). Nếu vết viêm loét càng nặng thì mức độ đau sẽ càng xuất hiện với tần số dày và gây đau nhiều hơn.
3.2. Khó tiêu, bụng ậm ạch khó chịu
Khi bị viêm thì chức năng của tá tràng sẽ suy giảm. Từ đó làm cho lượng thức ăn được đưa vào sẽ được xử lý và chuyển hóa rất chậm. Thức ăn cũ không được tiêu hóa hết, bị dồn lại khiến bệnh nhân sẽ cảm thấy đầy bụng, khó chịu.
3.3. Ợ hơi, ợ chua
Khi lượng thức ăn tồn đọng quá lâu trong dạ dày tá tràng, sẽ bị lên men và hình thành khí. Đồng thời kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ chua ở người bệnh.
3.4. Buồn nôn khi bị tá tràng
Khi dạ dày tá tràng bị viêm sẽ khiến cho chức năng hoạt động của chúng bị suy giảm. Thức ăn khi ăn vào chưa tiêu hóa được hết, dồn lại và bị đẩy lên sẽ gây tình trạng trào ngược dạ dày. Do vậy người bệnh sẽ thường có cảm giác bị buồn nôn.
3.5. Sụt cân
Dạ dày tá tràng khi bị viêm sẽ hoạt động rất kém, khiến người bệnh sẽ không có cảm giác đói hoặc nếu muốn ăn thì cũng không cảm thấy ngon miệng. Nếu tình trạng chán ăn xảy ra lâu ngày sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng và sụt cân nghiêm trọng.
3.6. Sốt – một trong những dấu hiệu nhận biết bị tá tràng
Đối với người bệnh bị tá tràng, viêm đại tràng nếu cơ thể xảy ra phản ứng sốt thì điều này chứng tỏ cơ thể và hệ tiêu hóa của bạn đang có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Tìm hiểu thêm: Viêm dạ dày hành tá tràng và những điều cần biết
Nếu bị sốt khi đang bị tá tràng chứng tỏ cơ thể và hệ tiêu hóa đang có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Bên cạnh đó, nếu cơn đau viêm đại tràng xuất hiện đi kèm cùng các triệu chứng nguy hiểm dưới đây thì cần tới ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:
– Đau bụng liên tục, dữ dội đi kèm với sốt cao.
– Tình trạng nôn liên tục trong nhiều giờ.
– Bị đi ngoài và nôn ra máu.
– Đau bụng dữ dội khi đang mang bầu.
4. Mức độ nguy hiểm khi bị viêm tá tràng
Viêm đại tràng thường được chia làm hai giai đoạn đó là giai đoạn cấp tính và mạn tính. Nếu ở giai đoạn cấp tính người bệnh sẽ gặp các cơn đau đột ngột, tuy nhiên việc điều trị ở giai đoạn này lại dễ dàng hơn. Đừng để đến khi chuyển sang giai đoạn mạn tính nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
4.1. Chảy máu tá tràng
Vết viêm loét khi ăn sâu vào niêm mạc tá tràng sẽ làm thủng các mạch máu. Lúc này người bệnh sẽ bị nôn và đi ngoài phân có máu. Nếu để tình trạng xuất huyết kéo dài sẽ gây mất máu, thiếu máu dẫn tới choáng rất nguy hiểm.
4.2. Thủng tá tràng
Khi ổ loét bào mòn lâu ngày sẽ gây ra lỗ thủng trên thành tá tràng. Chúng sẽ làm chảy dịch tiêu hóa vào ổ bụng, từ đó gây viêm phúc mạc. Khi đó bụng sẽ căng cứng, cảm giác đau dữ dội như bị dao đâm. Tại thời điểm đó người bệnh cần phải được can thiệp phẫu thuật cấp cứu ngay. Nếu không được xử lý kịp thời bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trùng nặng.
4.3. Ung thư tá tràng
Nếu viêm đại tràng để lâu ngày mà không điều trị thì sẽ có thể hình thành ung thư đại tràng. Có thể nói đây là biến chứng nguy hiểm nhất và cơ hội điều trị khỏi bệnh không cao.
5. Làm thế nào để tá tràng luôn khỏe mạnh?
Có thể nói dạ dày tá tràng là một bộ phận đóng vai trò khá quan trọng trong hệ tiêu hóa của cơ thể chúng ta. Do vậy, để tá tràng luôn được khỏe mạnh việc chăm sóc và bảo vệ thật tốt cho nó là điều vô cùng cần thiết.
Để làm được điều đó, chúng ta nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học bằng cách bổ sung thêm chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày, không sử dụng thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh. Bên cạnh đó, việc, hỗ trợ đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh bằng cách cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết như: men vi sinh probiotic, glutamine, kẽm,… Đồng thời luôn có thói quen khi ăn như tập trung khi dùng bữa hay ăn chậm nhai kỹ.
Ngoài ra, cũng đừng quên việc luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như quan tâm đến chế độ sinh hoạt của bản thân. Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay thường xuyên thức quá khuya. Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày hay ngồi thiền, tập yoga cũng là những cách để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
>>>>>Xem thêm: Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát là bệnh gì?
Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày cũng là cách để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Bị tá tràng có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Khi bị bệnh viêm đại tràng thì điều đầu tiên chúng ta nên đi khám để nhận được sự tư vấn và phương hướng điều trị phù hợp của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự chữa tại nhà, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm về sau.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.