Viêm tắc lệ đạo ở người lớn điều trị như thế nào?

Viêm tắc lệ đạo là bệnh lý nhãn khoa được biểu hiện bởi tình trạng chảy nước mắt liên tục mà dân gian vẫn thường gọi là chảy nước mắt sống. Dù là ở nam hay nữ, nhiều tuổi hay ít tuổi, viêm tắc lệ đạo cũng khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Vậy, làm thế nào để điều trị hiệu quả viêm tắc lệ đạo ở người lớn? Vấn đề này sẽ được Thu Cúc TCI chia sẻ trong bài viết sau, cùng đọc bạn nhé!

Bạn đang đọc: Viêm tắc lệ đạo ở người lớn điều trị như thế nào?

1. Khái niệm và nguyên nhân

Lệ bộ – bộ phận sản xuất nước mắt được cấu tạo bởi 2 thành phần là tuyến lệ và lệ đạo:

– Tuyến lệ bao gồm tuyến lệ chính, nằm ở góc trên ngoài hốc mắt và tuyến lệ phụ, nằm rải rác ở kết mạc. Từ 2 tuyến lệ chính và phụ, nước mắt được thu nhận vào lỗ lệ trên và lỗ lệ dưới ở góc trong mi mắt rồi đi vào lệ quản trên và lệ quản dưới. Sau đó, chúng chảy qua ống lệ chung và dồn về túi lệ. Cuối cùng, nước mắt đi qua ống lệ mũi để đổ xuống mũi. Tại đây, nước mắt có thể bốc hơi hoặc tái hấp thu.

– Lệ đạo là con đường nước mắt di chuyển từ tuyến lệ đến mũi.

Theo đó, viêm tắc lệ đạo ở người trưởng thành là bệnh lý nhãn khoa mà trong đó, lệ đạo bị tắc nghẽn, làm nước mắt không thể di chuyển từ tuyến lệ đến mũi và liên tục chảy ra ngoài.

Được biết, bệnh lý viêm tắc lệ đạo ở người trưởng thành có thể khởi phát do nhiễm trùng hoặc chấn thương

2. Dấu hiệu nhận biết

Ngoài chảy nước mắt sống, tức chảy nước mắt liên tục, viêm tắc lệ đạo ở người trưởng thành còn có thể được nhận biết bằng một tổ hợp những dấu hiệu điển hình sau: Sưng nề phần góc trong mắt, khi day/ấn, phần sưng nề chảy mủ qua điểm lệ và xẹp xuống, sau một thời gian, sưng nề trở lại; sưng, nóng, đỏ, đau phần giữa mắt và mũi, có thể xuất hiện tình trạng thoát mủ qua da.

Viêm tắc lệ đạo ở người lớn điều trị như thế nào?

Sưng nề phần góc trong mắt vì viêm tắc lệ đạo

3. Biến chứng

Ngoài những triệu chứng khó chịu kể trên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân viêm tắc lệ đạo còn có thể sẽ phải đối diện với một số biến chứng như viêm mủ túi lệ, áp xe túi lệ và viêm hốc mắt. Đây đều là những vấn đề có thể tiến triển đến suy giảm thị lực và biến chứng nội sọ (viêm màng não, áp xe não,…). Chính vì vậy, ngay khi các dấu hiệu viêm tắc lệ đạo xuất hiện, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín gần nhất.

4. Chẩn đoán

Viêm tắc lệ đạo ở người trưởng thành không phải bệnh lý nhãn khoa duy nhất có dấu hiệu nhận biết là chảy nước mắt sống. Tình trạng tăng tiết tuyến lệ và hỏng bơm nước mắt cũng được biểu hiện bằng triệu chứng này. Chính vì vậy, để chẩn đoán xác định bệnh lý viêm tắc lệ đạo ở người trưởng thành, chuyên gia nhãn khoa sẽ thực hiện các thăm khám sau:

4.1. Thăm khám lâm sàng viêm tắc lệ đạo ở người lớn

– Thăm khám loại trừ chảy nước mắt do kích thích từ các vấn đề tại kết – giác mạc, như: Viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, viêm mống mắt, glocom, dị vật xâm lấn kết – giác mạc,…

– Thăm khám loại trừ chảy nước mắt do thiếu điểm lệ, hẹp điểm lệ, lộn điểm lệ, lạc điểm lệ,…

– Quan sát liềm nước mắt: Áp dụng cho trường hợp viêm tắc lệ đạo không chảy nước mắt. Lúc này, nước mắt không chảy ra ngoài mà đọng thành ngấn tại góc trong mắt vùng hồ lệ. Chuyên gia nhãn khoa sẽ đo độ cao ngấn này bằng ánh sáng xanh cobalt của máy sinh hiển vi sau khi nhỏ vào túi cùng kết mạc một giọt Fluorescein 2%.

Tìm hiểu thêm: Mổ cận thị phương pháp nào tốt hiện nay?

Viêm tắc lệ đạo ở người lớn điều trị như thế nào?

Thăm khám lâm sàng viêm tắc lệ đạo

4.2. Thăm khám thủ thuật viêm tắc lệ đạo ở người lớn

4.2.1. Test sạch thuốc nhuộm

Mỗi túi cùng kết mạc được nhỏ một giọt Fluorescein 2%. Sau 5 phút, quan sát kết quả: Nếu thuốc nhuộm ứ đọng nhiều, tình trạng không thích ứng của quá trình dẫn lưu nước mắt được xác định.

4.2.2. Test trào ngược

Test trào ngược được tiến hành như sau: Chuyên gia nhãn khoa nhỏ Fluorescein 2% vào túi cùng kết mạc. Sau đó, bệnh nhân chớp mắt 5 lần để kích hoạt bơm nước mắt. Tiếp theo, chuyên gia nhãn khoa dùng ngón trỏ để xoa nắn túi lệ và quan sát dưới ánh sáng xanh cobalt của máy sinh hiển vi. Nếu có sự trào ngược của nước mắt đã nhuộm màu qua điểm lệ dưới, thử nghiệm dương tính.

4.2.3. Bơm thăm dò lệ đạo

Nước muối sinh lý được chuyên gia nhãn khoa bơm qua một hoặc hai lệ quản. Sau đó, chuyên gia nhãn khoa sẽ quan sát kết quả và chẩn đoán xác định:

– Nếu khó đưa kim vào, không bơm được nước muối sinh lý vào lệ quản: Tắc lệ quản hoàn toàn.

– Nếu khó đưa kim vào, nước muối sinh lý được bơm vào một lệ quản, trào ngược lệ quản đối diện: Tắc lệ quản chung.

– Nếu đưa kim vào dễ dàng, lệ quản đối diện trào ngược chất nhầy: Hai lệ quản thông, tắc ống lệ mũi kèm túi lệ mãn.

– Nếu đưa kim vào dễ dàng, nước kèm chất nhầy trào ngược hoặc túi lệ căng phồng: Tắc ống lệ mũi hoàn toàn và tắc lệ quản đối diện.

– Nếu đưa kim vào dễ dàng, nước vừa trào ngược vừa xuống mũi: Hẹp một phần ống lệ mũi.

– Nếu đưa kim vào dễ dàng, nước xuống múi: Ống lệ mũi thông.

5. Điều trị

Để điều trị viêm tắc lệ đạo, bệnh nhân phải phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật phù hợp cụ thể sẽ được chuyên gia chỉ định tùy thuộc vị trí tắc.

– Tắc trước túi lệ: Được xử lý bằng các phẫu thuật: Mở rộng điểm lệ, cắt chỗ hẹp lệ quản, nối thông hồ lệ với miệng, nối thông kết mạc với xương hàm, nối thông kết mạc với túi lệ, nối thông kết mạc, túi lệ và mũi.

– Tắc sau túi lệ: Có thể giải quyết tình trạng viêm tắc lệ đạo sau túi lệ ở người trưởng thành bằng các phẫu thuật: Nối thông túi lệ mũi qua đường mũi và nối thông túi lệ mũi qua đường rạch da.

– Chấn thương đứt lệ quản: Chuyên gia nhãn khoa có thể áp dụng phẫu thuật nối lệ quản và đặt ống silicon trong lòng lệ quản để cải thiện tình trạng viêm tắc lệ đạo ở người trưởng thành do chấn thương đứt lệ quản.

Viêm tắc lệ đạo ở người lớn điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Nhận biết và điều trị bệnh lý lỗ hoàng điểm

Viêm tắc lệ đạo chỉ có thể được điều trị bằng phẫu thuật

Như vậy, viêm tắc lệ đạo ở người trưởng thành chỉ có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Nếu còn thắc mắc, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết băn khoăn một cách nhanh chóng, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *