Tắc tia sữa là một trong những hiện tượng thường gặp nhất ở các mẹ bỉm sau sinh. Nếu để lâu không điều trị, tình trạng này có thể phát triển thành tắc tia sữa sưng đỏ, gây ra nhiều biến chứng cho sản phụ. Điển hình nhất là viêm tắc tia sữa. Vậy viêm tắc tia sữa đến sưng đỏ khiến các mẹ khổ sở như thế nào?
Bạn đang đọc: Viêm tắc tia sữa sưng đỏ khiến mẹ bỉm khổ sở, phải làm sao?
1. Chi tiết quá trình tiết sữa sau sinh
Quá trình mang thai, dưới sự tác động của nội tiết tố, cơ thể người mẹ bắt đầu sản sinh ra sữa. Đầu tiên, sữa non bắt đầu được hình thành và cung cấp cho trẻ sau quá trình sinh nở từ 2 đến 5 ngày. Đây là dòng sữa có chứa nhiều dưỡng chất, kháng thể cần thiết cho sự phát triển và ổn định sức khỏe ngay từ đầu đời của trẻ, cung cấp những kháng nguyên cần thiết để trẻ có đề kháng tốt hơn.
Cơ thể mẹ tiếp tục thay đổi, tiết ra nhiều sữa hơn để phù hợp với nhu cầu của bé. Lúc này, sữa non dần chuyển sang màu trắng và chuyển hóa thành sữa trưởng thành.
Estrogen, progesterone và prolactin, oxytocin là 4 hormone trực tiếp điều khiển quá trình sản xuất sữa mẹ. Cụ thể như sau:
Khi bầu vú mẹ bắt đầu phát triển: Với sự tăng trưởng nồng độ của hormone estrogen, progesterone, quá trình sản xuất sữa bắt đầu diễn ra. Quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ đẩy mạnh giải phóng các hormone này. Estrogen có vai trò quan trọng trong việc làm tăng sinh ống dẫn sữa, trong khi hormone progesterone lại góp phần kích thích các nang và thuỳ tuyến sữa phát triển. Sau khi sinh, cơ thể sẽ tự động điều chỉnh lại nồng độ của hormone để phù hợp với việc tạo sữa. Từ đó, sữa được sản xuất và cung cấp cho em bé trong giai đoạn đầu đời.
Quá trình sản xuất sữa: Quá trình sản xuất sữa có sự góp sức của prolactin. Khi em bé bú mẹ, núm vú sẽ kích thích tiết ra hormone prolactin. Hormone này được đưa vào máu và từ đó giúp sản xuất, hình thành sữa mẹ.
Sữa được tiết ra: Với sự tham gia của oxytocin – một hormone được tiết ra từ tuyến yên của sản phụ, sữa được giải phóng khi em bé bú. Hormone oxytocin sẽ tác động tới các cơ quanh nang và từ đó đẩy sữa thoát ra khỏi nang, tới ống dẫn sữa và tiết ra ngoài, tới miệng bé. Đây còn được gọi là phản xạ phun sữa. Khi hormone oxytocin không tác động ổn định tới các nang sữa thì trẻ sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ, sữa không thể tiết ra ngoài hoặc chỉ tiết với lượng nhỏ gây tắc sữa.
Chi tiết quy trình sản xuất và tiết sữa mẹ
Ức chế quá trình tiết sữa: Khi bầu vú của mẹ bị tồn sữa, đọng sữa, quá trình tiết sữa sẽ khó diễn ra. Lúc này, cơ thể của mẹ sản sinh một chất gọi là chất ức chế tiết sữa. Do đó, việc cho bé bú thường xuyên, vắt kiệt sữa sau mỗi lần cho bú để bầu vú không tồn đọng sữa thừa là rất quan trọng.
Trên thực tế, quá trình tiết sữa của sản phụ sau sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc em bé bú như thế nào. Bé bú càng nhiều, càng thường xuyên sẽ kích thích sữa tiết ra càng nhiều.
Nếu ống dẫn sữa bị bít hẹp hoặc bị tổn thương, cản trở quá trình dẫn sữa tới xoang sữa thì việc tắc tia sữa là không thể tránh khỏi. Tắc tia sữa lâu ngày sẽ dẫn tới các hòn, cục cứng tại bầu vú, từ đó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tâm lý các mẹ sau sinh.
2. Viêm tắc tia sữa đến sưng đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng ra sao?
Tắc tia sữa lâu ngày sẽ gây tổn thương tới ống dẫn sữa, tuyến sữa và bầu ngực của mẹ. Từ đó, các biến chứng khi bị tắc tia sữa là hoàn toàn có thể xảy ra.
2.1. Nguyên nhân của viêm tắc tia sữa sưng đỏ
Tình trạng tắc tia sữa là tiền đề của viêm tắc tia sữa sưng đỏ. Vì vậy, chúng ta có thể xét đến một số nguyên nhân như:
– Sản phụ mới sinh: Sản phụ vừa sinh xong, nếu không cho con bú ngay hoặc không biết cách kích thích tuyến sữa thường bị tắc tia sữa từ đầu. Lâu ngày, sữa sẽ khó được tiết ra và hình thành nên những cục cứng, gây sưng đau bầu ngực. Khi hình thành ổ viêm, mẹ có thể gặp tình trạng sốt nhẹ.
– Sữa mẹ tồn nhiều, đọng trong bầu ngực và không được hút ra hết: Khi cho con bú, sữa mẹ có thể còn tồn đọng, còn thừa khá nhiều trong bầu ngực. Vì vậy, các mẹ cần phải nặn, hút hết sữa để tránh tình trạng sữa đọng lại gây tắc ống dẫn sữa.
– Bầu ngực chịu áp lực, bị tổn thương: Bầu ngực của chị em bị chèn ép do áo ngực, do tư thế nằm,… khiến cho ống dẫn sữa bị tổn thương, từ đó làm tắc tia sữa.
Tìm hiểu thêm: Mổ bắt con (đẻ mổ) và những vấn đề liên quan mẹ cần biết
Sau sinh, mẹ bị tắc tia sữa sưng đỏ do bầu ngực chịu áp lực lớn, tổn thương, sữa tồn đọng nhiều,…
– Mẹ bị stress, mệt mỏi, căng thẳng: Khi mẹ căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể sẽ tiết ra chất ức chế tiết sữa, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như quá trình tiết sữa của mẹ khi cho con bú.
2.2. Những triệu chứng thường gặp khi bị viêm tắc tia sữa sưng đỏ
Viêm tắc tia sữa đến sưng đỏ sẽ đi kèm với nhiều triệu chứng điển hình, cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề:
– Sữa không tiết ra hoặc tiết ít, từ đó khiến bầu ngực sưng đau, căng tức khó chịu.
– Xung quanh bầu ngực bầm tím, đỏ, chạm vào gây đau.
– Bầu ngực sưng và có thể nổi hạch, lâu dần tạo thành ổ áp xe do viêm kéo dài.
– Sản phụ có thể bị sốt trong thời gian bầu ngực bị viêm tắc tia sữa.
3. Làm thế nào để phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm tắc tia sữa?
Tắc tia sữa có thể phòng ngừa từ sớm, giúp các mẹ an tâm hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như chăm sóc con yêu những ngày tháng đầu đời.
Để phòng ngừa viêm tắc tia sữa sưng đỏ, rất đơn giản, mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau:
– Cho con bú thường xuyên, bú từ sớm, đúng cữ ăn và phải đảm bảo cho bé bú đúng tư thế.
– Mẹ cần hút, nặn sữa thừa sau khi cho con bú để không bị đọng lại sữa trong bầu ngực.
– Ăn uống đủ chất, bổ sung các loại thực phẩm lợi sữa, kích thích tiết sữa như các loại thịt, cá, rau xanh,… giàu vitamin C, axit folic, vitamin B12, vitamin K, selen, canxi, photpho, kẽm, sắt,…
– Uống nhiều nước, kích thích tuần hoàn máu tới nuôi dưỡng các nang sữa, ống dẫn sữa tiết sữa đều.
– Tập thể dục, hoạt động, vận động thường xuyên và nên massage bầu ngực để kích thích tia sữa.
– Hạn chế mặc áo ngực, không nên dùng các loại áo ngực quá chật, gây khó chịu cho bầu ngực.
– Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya để không bị stress, mệt mỏi.
Bên cạnh việc phòng ngừa, nếu các mẹ cũng đang gặp khó khăn với tình trạng viêm tắc tia sữa đến sưng đó, có thể tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị, tránh biến chứng viêm mủ, áp xe.
>>>>>Xem thêm: Nên khám thai ở bệnh viện nào Hà Nội?
Ngoài việc phòng ngừa, nếu gặp khó khăn với tình trạng viêm tắc tia sữa, các mẹ có thể tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị
Việc điều trị có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp điều trị an toàn và cho hiệu quả nhanh chóng nhất chính là phương pháp điều trị với tia hồng ngoại.
Hiện nay, Thu Cúc TCI là đơn vị chuyên khoa có thực hiện chữa tắc tia sữa bằng tia hồng ngoại, mang đến hiệu quả cao chỉ sau vài lần chiếu. Phương pháp này được thực hiện với những sản phụ bị tắc tia sữa lâu ngày, gây nên tình trạng viêm, đau, có cục cứng tại bầu ngực.
Để tiến hành điều trị, người bệnh cần phải được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Sau khi đã xác định rõ tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ tiến hành vệ sinh bầu ngực, massage kích thích tuyến sữa, nang sữa và tiến hành chiếu tia hồng ngoại với bước sóng ngắn. Các cục cứng tại bầu ngực dần tan ra sau buổi chiếu đầu tiên và mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn, cải thiện triệu chứng rõ rệt hơn.
Sau khi tiến hành điều trị, bác sĩ sử dụng máy hút sữa hút phần sữa đọng vừa được làm tan ra ngoài, kích thích tuyến sữa tiếp tục đẩy, tiết sữa đều, lưu thông sữa tới các nang, ống dẫn sữa.
Tại Thu Cúc TCI, người bệnh sẽ được chăm sóc tận tình, chu đáo và thực hiện đầy đủ các bước điều trị với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng. Ngoài ra, sử dụng trang thiết bị tối tân, hiện đại cũng giúp ích rất nhiều trong việc tạo nên hiệu quả nhanh chóng của phương pháp điều trị này.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã có thể cho các mẹ thấy được mức độ ảnh hưởng cũng như cách phòng và điều trị tình trạng viêm tắc tia sữa sưng đỏ. Các mẹ sau sinh cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của bản thân, từ đó có thể kịp thời điều trị, cải thiện những dấu hiệu bất thường, giúp cho việc chăm sóc con nhỏ trở nên dễ dàng hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.